Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lính chuyển giới Mỹ: “Chúng tôi không phải là gánh nặng”

(DS&PL) -

Một bài bình luận trên CNN cho hay, sau khi phục vụ đất nước trong nhiều năm, những người lính chuyển giới ở Mỹ đã nhận được một thông báo gần như là sự “sa thải”.

Theo một bài bình luận trên CNN, sau khi phục vụ đất nước trong nhiều năm, những người lính chuyển giới ở Mỹ đã nhận được một thông báo gần như là sự “sa thải”.

Quân nhân Patricia King tỉnh dậy và điện thoại của cô bùng nổ với rất nhiều các cuộc gọi và tin nhắn, hỏi về một lệnh cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội Mỹ.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố trên Twitter rằng: “Chính quyền Mỹ sẽ không chấp nhận và cho phép người chuyển giới nào phục vụ trong quân đội Mỹ”. Động thái này khiến những quân nhân chuyển giới và những nhà hoạt động cảm thấy không công bằng vì những cống hiến của họ.

"Tôi cảm thấy như mình vừa bị sa thải bằng một thông báo trên mạng xã hội", quân nhân Patricia King nói với CNN.

King nói rằng, sau 18 năm phục vụ trong quân đội, cô không thể tưởng tượng ra việc rời đi thì sẽ sống như thế nào.

Cô nói: "Điều tuyệt vời khi được ở trong quân đội là chúng tôi tuyên thệ bảo vệ những điều tốt đẹp cho đất nước mình. Tôi mong muốn được tiếp tục hãnh diện phục vụ đất nước".

Những người lính chuyển giới ở Mỹ bị "sốc" vì thông báo mới của Tổng thống Trump. Ảnh: CNN

Trung tâm Quốc gia về Bình đẳng Giới cho biết có tổng số hơn 15.000 người chuyển giới đang hoạt động trong quân đội, một số công khai, một số thì không. Đối với nhiều người, quyết định của Lầu Năm Góc trong năm 2016 nhằm dỡ bỏ lệnh cấm các thành viên chuyển giới đã báo hiệu một kỷ nguyên mới.

Thế nhưng giờ đây, những người từng tràn trề hi vọng đó cho biết cuộc sống của họ đang bị lãng quên.

“Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng tôi?”

Người chuyển giới từ lâu đã phục vụ trong quân đội Mỹ và không hề có bất kỳ trở ngại nào. Trong một cuộc họp báo ở thành phố New York hôm 26/7, cựu binh Joanne Borden nói rằng bà đã giấu danh tính của mình vì bà nghĩ rằng mình là người duy nhất.

"Tôi biết có rất nhiều phụ nữ chuyển giới đã từng phục vụ ở Hàn Quốc và Việt Nam. Bây giờ, đột nhiên họ nói rằng "người chuyển giới không đủ tốt để đối mặt với cái chết và không thể chết vì đất nước chúng ta".

Trong khi đó, đối với quân nhân King, lệnh cấm có nghĩa là công việc của cô ấy kết thúc. Trong nhiều năm qua, người lính bộ binh đã sống một cuộc sống kép như là một người đàn ông trên căn cứ. Chỉ khi ở nhà và với bạn bè, cô ấy mới thật sự là một người phụ nữ.

Đến năm 2015, King bắt đầu chuyển đổi về mặt y học hợp pháp. Cô đã thay đổi tên của mình theo thông tin nhận dạng của chính phủ. Chính sách năm 2016 cho phép cô chính thức chuyển đổi trong quân đội.

Cô bắt đầu tuân thủ các tiêu chuẩn giành cho phụ nữ trong. Cô bắt đầu quá trình thay đổi giới tính của mình trong các hồ sơ nhân sự của Bộ Quốc phòng.

Bây giờ, King không chắc tiếp theo phải làm gì. Thông báo của Tổng thống Trump để lại nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, đặc biệt là đối với những người chuyển giới tích cực.

Quân nhân chuyển giới Patricia King. Ảnh: CNN

"Tôi nghĩ có một sự mơ hồ trong tuyên bố đã được đưa ra và sẽ có thêm một số thay đổi khác", cô nói. "Chính sách cho phép những người đang phục vụ có thể cởi mở với giới tính thật của mình đã có hiệu lực và đang được ủng hộ. Vậy sau tất cả, điều này có ý nghĩa gì với chúng tôi?".

Tổng thống Trump làm theo “lời khuyên xấu”?

Mặc dù không chắc chắn nhưng Trung úy Hải quân Blake Dremann nói rằng anh sẽ lên kế hoạch làm việc cho mình.

Người đàn ông chuyển giới 36 tuổi này đã tham gia vào lực lượng Hải quân hồi năm 2005 sau khi tốt nghiệp trường Ozark Christian với tấm bằng văn học kinh thánh.

Anh nói với CNN: "Tôi chỉ muốn phục vụ đất nước tôi mà thôi".

Dremann nói rằng ban đầu mình không có ý định ở lại lâu. Anh sẽ tiếp tục việc nghiên cứu của mình và cuối cùng trở thành một giáo sĩ. Nhưng cuối cùng anh ấy lại yêu mến công việc hiện tại của mình và không có kế hoạch kết thúc sớm nữa.

Dremann đã được triển khai 11 lần. Trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi của mình vào năm 2013, Dremann là một trong những người phụ nữ đầu tiên tích hợp các đoàn tàu ngầm nam giới trước đây. Hải quân công nhận giới tính của anh lần đầu tiên vào năm 2015 với giải thưởng Phó Đô đốc Robert F. Batchelder.

"Chúng tôi đã cho thấy rằng mình không phải là gánh nặng", Dremann nói về các quân nhân chuyển giới trong quân đội. "Tôi đủ điều kiện, tôi có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ".

Dremann cho biết anh tin Tổng thống Trump ra quyết định như vậy là bởi vì những vị cố vấn trong Nhà Trắng đã đưa ra những lời khuyên không hợp lý. "Đây là lời khuyên thực sự tồi tệ. Tôi cho rằng việc đột nhiên sa thải chúng tôi dựa vào những thông tin xấu là rất không may".

Một cuộc tranh luận về chi phí chuyển đổi giới tính

Ông Trump muốn giảm chi phí chăm sóc y tế cho quân nhân chuyển giới. Ảnh: Getty

Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét lại chính sách này như là một phần của quá trình cho phép Lầu Năm Góc xác định có chấp nhận những tân binh chuyển giới vào quân đội hay không. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuyên bố ông đã trì hoãn việc thực hiện chính sách mới, và nói ông cần thêm thời gian nữa.

Trong tuyên bố của mình, ông Trump Theo Tổng thống Trump, quân đội Mỹ phải tập trung vào sức mạnh và không để quân đội phải chịu sức ép từ chi phí y tế và các gián đoạn mà những người chuyển giới tham gia quân sự có thể bị ảnh hưởng. Ông nói rằng quyết định được đưa ra trong cuộc trao đổi với các vị tướng và các cố vấn quân sự, nhưng không cung cấp thêm chi tiết hoặc bằng chứng cho lời tuyên bố của mình.

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của Tập đoàn Rand dưới sự cho phép của Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng việc cho phép người chuyển giới phục vụ công khai sẽ có một tác động "tối thiểu" về chi phí chăm sóc sức khoẻ.

Nghiên cứu cho thấy chi phí này có thể dao động từ 2,4 - 8,4 triệu USD, một khoản tiền chiếm tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trong tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ của đất nước.

“Chúng tôi có một công việc để làm”

Patricia King, người đang đóng quân tại Fort Lewis, nói: Nhiều quân nhân chuyển giới đang hoạt động đang hy vọng rằng chính sách được đề ra trong năm 2016 sẽ trụ vững và những người chuyển giới sẽ được chào đón vào các đơn vị.

Nhưng, King nói rằng mình sẽ không ra đi khi còn chưa thực sự làm được gì. Cô ấy nhận thấy mình là một người lính và một người yêu nước: "Khi vấn đề được trình bày, tôi xem đó như một cơ hội để hành động. Đối với tôi, điều này có nghĩa là tìm cách tiến hành, thông qua các cuộc đối thoại hàng đầu hoặc liên hệ với các thành viên của chính phủ và chia sẻ câu chuyện của mình”.

"Các thành viên chuyển giới tự hào phục vụ đất nước và chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình. Không ai từ bỏ vì chúng tôi vẫn có một công việc để làm".

(Theo CNN)

Tin nổi bật