Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em: Làm thế nào để trẻ được an toàn khi đến trường?

(DS&PL) -

Sau vụ việc 3 bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh, rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại làm thế nào để các em nhỏ được an toàn khi đến lớp.

Sau vụ việc 3 bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh, rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại làm thế nào để các em nhỏ được an toàn khi đến lớp mà không có cha mẹ bên cạnh.

Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em xảy ra

Những ngày gần đây liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành trẻ nhỏ, điển hình như vụ việc nữ giúp việc 58 tuổi hành hạ bé gái hơn một tháng tuổi bằng cách đánh vào đầu, nhét khăn vào miệng, rung lắc, quăng quật… ở Hà Nam; vụ 3 bảo mẫu ‘đày đọa’ hơn 30 cháu bé tại TP.HCM.

Bà Hàn bạo hành cháu bé hơn 1 tháng tuổi.

Trước đó cũng có không ít những vụ bạo hành trẻ nhỏ tương tự xảy ra, thế nhưng chưa bao giờ dư luận lại bức xúc như hiện tại sau khi liên tiếp các clip bạo hành được chia sẻ lên các kênh thông tin.

Đại đa số các bậc phụ huynh đều lo ngại vấn đề an toàn cho con em khi cho gửi trẻ tại các trường mầm non, đặc biệt là các trường mầm non tư thục. Nhiều người băn khoăn về việc có nên đi gửi trẻ?, làm thế nào để trẻ được an toàn tại trường học khi không có cha mẹ bên canh?

Bảo mẫu trường mầm non tư thục Mầm Xanh không ngần ngại dùng chai nhựa đập liên tục vào trẻ nhỏ.

Làm thế nào để trẻ được an toàn trong trường mầm non?

Hiện nay, cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Ở lứa tuổi này, trẻ hiếu động, thích tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trong khi khả năng ứng phó để tự bảo vệ bản thân còn hạn chế nên tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ bất cứ lúc nào.

Xác định đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Bộ GD&ĐT và các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên đề.

Bộ này yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ.

Để đảm bảo trẻ được vui chơi, học tập và an toàn tuyệt đối trong lớp học, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ GV và CBQL; có biện pháp giảm áp lực làm việc cho giáo viên mầm non, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho người chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ và cộng đồng.

Lựa chọn trường cho con.

Cũng liên quan đến vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng nên dạy con những kỹ năng cơ bản trước khi đến trường để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Theo TS Hương, ở Việt Nam, lớp học quá đông, kỹ năng chăm sóc trẻ của nhiều cô còn kém. Vì thế, các con cần được học kỹ năng sống cơ bản trước khi đến trường.

TS Vũ Thu Hương cho rằng trước khi học mầm non, trẻ cần phải biết một số kỹ năng cơ bản như tự xúc ăn, tự đi vệ sinh, biết gọi cô giáo khi có chuyện bất ổn.

Ngoài ra, con cần có những kỹ năng tự vệ đơn giản như không cho ai động vào vùng kín của mình, không nhận quà của người lạ, không chạy ra đường, biết mách cha mẹ khi có ai làm con hoảng sợ.

TS Hương chia sẻ thêm, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra camera giám sát trong trường học để biết cô giáo có bạo hành con hay không.

Quan tâm đến con, cha mẹ cần lựa chọn trường kỹ lưỡng trước khi quyết định gửi con.

Về giấy phép hoạt động của trường: Nếu là trường công lập, cha mẹ không cần lo lắng. Trường tư thục cần có biển hiệu ghi rõ phòng GD&ĐT quận. Cha mẹ tuyệt đối không đưa con vào các cơ sở trông giữ trẻ không có biển hiệu hay giấy phép; Phụ huynh khéo léo yêu cầu giấy phép về chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở chui thường không có loại giấy này.

Cha mẹ yêu cầu về bằng cấp của cô giáo; Khuôn viên trường cần sạch và phù hợp với con. Ví dụ, cầu thang cần thấp, sân rộng rãi và được trồng bằng cỏ, đồ chơi an toàn. Phụ huynh nên ưu tiên chọn những trường có sân chơi cát vì giúp con phát triển tốt các kỹ năng - TS Hương chỉ rõ.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật