Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Lịch sử đáng xấu hổ" về quấy rối, xâm hại tình dục ở Cannes

(DS&PL) -

Danh vọng và ánh đèn flash trên thảm đỏ Cannes đã che khuất đi những góc tối về nạn quấy rối, xâm hại tình dục diễn ra trong khoảng thời gian mà LHP này tổ chức.

Danh vọng và ánh đèn flash trên thảm đỏ Cannes đã che khuất đi những góc tối về nạn quấy rối, xâm hại tình dục diễn ra trong chính khoảng thời gian mà LHP đình đám này tổ chức.

Harvey Weinstein từng là nhân vật đình đám ơ LHP Cannes trước khi bị tố xâm hại tình dục loạt sao nữ. Ảnh: New York Times

Cannes là liên hoan phim (LHP) lớn nhất thế giới, được xem như một đại tiệc để tôn vinh nghệ thuật điện ảnh. Trải qua lịch sử nhiều năm phát triển, Cannes hiện tại dường như không còn chỉ là một LHP đơn thuần về điện ảnh nữa.

Việc những nhân vật vô danh chi tiền để dạo bước trên thảm đỏ Cannes, các đại gia tìm đến Cannes để "thác loạn" hay gái mại dâm coi Cannes là "thiên đường" kiếm tiền đã không còn là điều xa lạ nữa.

Bên cạnh đó, Cannes cũng được coi là là thị trường tự do rộng lớn nhất thế giới của các giao dịch điện ảnh. Trong đó, bao gồm cả những giao dịch "tình-tiền" và nạn quấy rối, lạm dụng đến từ những tên tuổi lớn.

"Ông trùm" Harvey Weinstein từng đến đây, và bên cạnh các giao dịch phim ảnh hàng trăm triệu USD, còn săn tìm các người đẹp.

Ở lễ trao giải năm 2018, diễn viên Asia Argento xúc động kể bị Harvey Weinstein cưỡng hiếp năm 1997 ở Cannes.

Nữ diễn viên người Italy chỉ trích chính liên hoan phim là "mảnh đất săn bắn" để những ông trùm điện ảnh như Weinstein tấn công phụ nữ. Cô còn nhìn thẳng xuống đám đông và khẳng định nhiều kẻ quấy rối tình dục đang ngồi bên dưới rồi sẽ bị phanh phui.

Nữ diễn viên Asia Argento (trái) bức xúc kể về chuyện bị xâm hại ở Cannes khi mới 21 tuổi. Ảnh: AP.

Diễn viên Kadian Noble cũng tố cáo bị Harvey xâm hại. Tại Cannes năm 2014, cô bị nhà làm phim tấn công khi mời về phòng trao đổi vai diễn.

Theo Noble, trước phong trào Me Too (từ năm 2017), chuyện nhà sản xuất gặp riêng diễn viên trong phòng được xem là bình thường.

Vào năm 2018, tờ rơi với nội dung kêu gọi "có hành vi thích đáng" được phát cho người tham dự Cannes. Một đường dây nóng và một trang web dành cho các nạn nhân hoặc người chứng kiến các vụ quấy rối tình dục cũng được thiết lập.

Ban tổ chức liên hoan LHP đã phải tuyên truyền việc chống nạn quấy rối tình dục và cảnh báo hành vi này có thể bị xử phạt tối đa 3 năm tù giam và tiền 54.000 USD.

Vi An (T/h)

Tin nổi bật