Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lễ hội Ná Nhèm 2018: Rước sinh thực khí nặng hơn 50 kg ở Lạng Sơn

(DS&PL) -

Rằm tháng Giêng hàng ngàn du khách đổ về Lạng Sơn tham dự lễ hội rước sinh thực khí cầu an. Nhiều người đỏ mặt vì tàng thinh năm nay nặng hơn 50 kg.

Rằm tháng Giêng hàng ngàn du khách đổ về Lạng Sơn tham dự lễ hội rước sinh thực khí cầu an. Nhiều người đỏ mặt vì tàng thinh năm nay nặng hơn 50 kg.

Rằm tháng Giêng hằng năm, người dân ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") để cầu an, cầu mùa màng tươi tốt đầu năm mới.

Trước đây, lễ hội được tổ chức 3 năm một lần vào, sau đó phục dựng vào năm 2012, duy trì mỗi năm và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2015.

Khác với những năm trước, năm nay sinh thực khí nam, nữ (người Tày gọi là tàng thinh và mặt nguyệt) được làm giống thật hơn cả. Tàng thinh được phủ khăn rước ra cánh đồng mới được mở ra.

Lễ hội Ná Nhèm với mong ước các đức vua, thánh thần cùng phù hộ cho mọi người khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn.

Trong lễ hội còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng, đây là lễ hội tưởng nhớ Đức thánh Cao Sơn Quý Minh là thành hoàng làng Mỏ.

Tương truyền, xưa kia họ Mạc chạy trốn đến vùng đất này phải đổi thành họ Hoàng và Bế để tránh họa tru di, truy sát của Lê Trịnh. Vì thế hơn 150 trai tráng của 6 thôn trong cửa đình Làng Mỏ được chọn tham gia lễ hội đều thực hiện nghi lễ bôi nhọ lên mặt theo tục lệ "giấu mặt đổi họ", có nghĩa "để không ai biết là con cháu họ Mạc".

Lễ vật cúng tế được chuẩn bị kỹ lưỡng trước đó rất lâu gồm ống nước tiên lấy từ giếng Mỏ Vằn, cây thiên tuế, cây ngô, lúa, khoai sọ và cây bông vải, trong đó quan trọng nhất là Tàng thinh - Mặt nguyệt, hai sinh thực khí thể hiện sự sinh sôi nảy nở để cung tiến vua. Đặc biệt Tàng thinh trước đây chỉ là khúc gỗ đẽo tượng trưng cho sinh thực khí nam thì càng ngày càng làm công phu, tạo hình chi tiết thu hút sự chú ý của người xem. Cuối ngày, những lễ vật này sẽ được đem ra đốt.

Lễ hội được tổ chức từ rạng sáng đến tối với nhiều nghi thức lễ tế, cúng rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn. Bên cạnh đó còn mô phỏng lại cảnh luyện binh, đánh giặc, đấu gươm của các binh sĩ thời xưa. Trò chơi dân gian như đánh đu, các bà then múa trầu truyền thống... khiến du khách thích thú.

Tàng thinh năm nay được làm bằng gỗ dổi, đường kính khoảng 22 cm, chiều dài 1,3 m, trọng lượng trên 50 kg.

Chương trình của lễ hội còn có các trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, đánh cờ tướng, đẩy gậy…

Nguồn ảnh: Việt Nam net/ Tri thức trực tuyến/ Trí thức trẻ.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật