Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lạnh gáy trước sức mạnh của Minuteman III: Siêu tên lửa Mỹ đáng sợ nhất thế giới

(DS&PL) -

Tên lửa đạn đạo Minuteman III là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ, là thành quả của 30 năm nghiên cứu và phát triển.

Tên lửa đạn đạo Minuteman III là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ, là thành quả của 30 năm nghiên cứu và phát triển.

 

Mỹ thử tên lửa liên lục địa Minuteman III. Ảnh: AP

Tên lửa LGM-30 Minuteman nằm trong bộ 3 răn đe hạt nhân không thể thay thế của quân đội Mỹ, bên cạnh tên lửa Trident III trên tàu ngầm lớp Ohio và các vũ khí hạt nhân trang bị cho máy bay B-2 và B-52.

Phiên bản Minuteman III được phát triển năm 1966, khắc phục những nhược điểm của phiên bản I và II trước đó.

Minuteman III là loại tên lửa 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn, có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bắn tối đa lên tới 13.000 km với tốc độ 7 km/s (Mach 23). Với tốc độ này, Minuteman III hiện được coi là ICBM có tốc độ bay nhanh nhất thế giới.

Theo một số nguồn tin quân sự, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1.000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này. Minuteman III áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87.

Trong gần nửa thế kỷ hoạt động, tên lửa Minuteman III đã được nâng cấp nhiều lần. Các nhà thiết kế thường xuyên đổi mới hệ thống dẫn đường, động cơ, hệ thống điện tử, cũng như phương tiện vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

So với phiên bản RS-24 Yars tương đương của Nga, tên lửa Minuteman III có tầm bắn lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn, xứng đáng được đánh giá là loại tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới hiện nay.

Với tốc độ vượt trội, Minuteman III cũng là ICBM nhanh nhất thế giới, vượt qua mọi hệ thống đánh chặn tên lửa của đối phương. Nếu khai hỏa từ căn cứ không quân ở California, siêu tên lửa hạt nhân này cần khoảng 30 phút để đánh trúng mọi mục tiêu trên lãnh thổ của mọi đối thủ.

Cơ chế phóng của tên lửa gồm: 1: Khởi đầu giai đoạn 1, điểm hỏa động cơ thứ nhất đẩy tên lửa được ra khỏi giếng (A); 2: Khoảng 60 giây sau, khai hỏa động cơ thứ 2, tầng thứ nhất tách ra, rơi xuống, kết thúc giai đoạn 1, chuyển sang giai đoạn 2 (B); 3: Khoảng 120 giây sau, động cơ thứ 3 (C) được khai hỏa và tầng thứ 2 tách ra, rơi xuống.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật