Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lãnh đạo Trung - Ấn không gặp mặt bên lề G20 vì căng thẳng biên giới

(DS&PL) -

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ không có cuộc gặp song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi do căng thẳng quân sự ở khu vực biên giới.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ không có cuộc gặp song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi bên lề Hội nghị cấp cao G20 ở Đức do căng thẳng quân sự ở khu vực biên giới 2 nước.

Báo Dân trí đưa tin, trước tình hình căng thẳng quân sự ở khu vực biên giới Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Himalaya, đợt xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong vòng hơn 30 năm qua, một quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết bầu không khí hiện tại không phù hợp cho một cuộc gặp song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi bên lề Hội nghị cấp cao G20 ở Đức từ ngày 7 - 8/7. 

Đáp lại, phía Ấn Độ cho biết nước này cũng chưa từng lên kế hoạch cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Ảnh: AFP)

“Chúng tôi chưa từng đề xuất bất kỳ cuộc gặp nào (với Trung Quốc), vậy liên quan gì đến việc liệu bầu không khí hiện tại có cho phép một cuộc gặp như vậy diễn ra hay không”, quan chức Ấn Độ giấu tên nói với Hindustan Times.

Liên quan đến vấn đề này, báo Tiền Phong thông tin thêm, phát biểu trước báo chí tại New Delhi, Đại sứ Luo Zhaohui cho biết, người dân Trung Quốc cực kỳ giận dữ trước sự “chiếm đóng” của quân đội Ấn Độ trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ, nhưng nói rằng vụ căng thẳng lần này nên được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao.

Được biết, hiện tại, mỗi bên điều khoảng 3.000 binh sĩ đối đầu trực diện nhau ở khu vực biên giới Sikkim - Bhutan - Tây Tạng. Đây là đợt điều quân lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua ở khu vực này.

Căng thẳng dọc 3.500km biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ lần đầu bùng phát kể từ khi hai nước nổ ra cuộc chiến tuy ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1962.

Trong một diễn biến khác, nhiều tàu chiến, tàu ngầm, máy bay của Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung Malabar ở vịnh Bengal từ ngày 7 - 17.7. Hãng thông tấn PTI dẫn thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi cho hay Malabar 2017 là sự kiện mới nhất trong hàng loạt cuộc tập trận nhằm đối phó những mối đe dọa an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo báo Dân trí, căng thẳng biên giới Trung-Ấn bùng phát hồi tháng 6 sau khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng một con đường trên lãnh thổ mà Bhutan, một đồng minh của Ấn Độ, cũng tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc cáo buộc lính biên phòng Ấn Độ tiến vào khu vực Donglang và cản trở việc xây dựng. Binh lính hai bên sau đó đối đầu gần một thung lũng chiến lược do Trung Quốc kiểm soát, chia tách Ấn Độ và đồng minh thân cận Bhutan.

Trong khi đó, truyền thông Ấn Độ nói rằng, xung đột xảy ra do Trung Quốc di dời một boongke cũ của Ấn Độ đi nơi khác.

Ngày 30/6, Ấn Độ đã chỉ trích Trung Quốc vì “bóng gió” đe dọa lặp lại chiến tranh và cho rằng những động thái của Trung Quốc gần đây ở khu vực biên giới Himalaya đang gây ra những tác động an ninh “nghiêm trọng” với Ấn Độ. 

(Tổng hợp)

Tin nổi bật