Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lãnh đạo các nước nói gì khi Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi TPP?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc Donald Trump muốn Mỹ rút khỏi hiệp định TPP sẽ là cú giáng mạnh đối với tình hình của châu Á - Thái Bình Dương.

(ĐSPL) - Việc Donald Trump muốn Mỹ rút khỏi hiệp định TPP sẽ là cú giáng mạnh đối với tình hình của châu Á - Thái Bình Dương.

Sau khi ông Trump đưa ra tuyên bố về việc rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì cùng ngày 22/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố “TPP sẽ vô nghĩa nếu không có sự tham gia của Mỹ”.

TTXVN dẫn phát biểu của ông Abe tại một cuộc họp báo ở thủ đô Buenos Aires của Argentina cho biết, cuộc họp của các nước thành viên TPP tại Lima, Peru vừa qua đã không thảo luận việc thực thi TPP trong trường hợp Mỹ rút khỏi thỏa thuận.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump - Ảnh: AP.

Phản ứng về tuyên bố của ông Trump, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull thể hiện tin tưởng rằng TPP là một cam kết chiến lược quan trọng của Mỹ, và chính quyền mới của Mỹ có những đánh giá của riêng họ.

“Có thêm quyền tiếp cận thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu của Australia, dù là hàng hóa hay sản phẩm dịch vụ thì đó rõ ràng là vấn đề mà chúng tôi quan tâm”, Thủ tướng Turnbull tuyên bố.

Trước đó, trong Hội nghị Cấp cao lần thứ 24 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại thủ đô Lima của Peru ngày 20/11, ông Obama cho biết lãnh đạo các nước châu Á-Thái Bình Dương đã nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực thông qua thỏa thuận thương mại này, khẳng định TPP sẽ không kết thúc.

Tổng thống Barack Obama cho rằng nếu TPP đổ vỡ, vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị hạ thấp.

Phát biểu bên lề Hội nghị cấp cao APEC, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng khẳng định: "TPP thiếu Mỹ thì cũng giống như một thoả thuận mới, có nghĩa là 12 nước thành viên sẽ phải ngồi lại và ký thoả thuận với điều khoản khác để có hiệu lực. Sẽ là cuộc thương lượng mới và không dễ để làm điều đó".

BBC dẫn lời Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết: "Tổng thống đắc cử Donald Trump, với tư cách là người được bầu một cách dân chủ để trở thành lãnh đạo nước Mỹ, có quyền đưa ra các quyết định chính sách mà ông cho là đúng. Bản thân tôi là một người ủng hộ mạnh mẽ phát triển thương mại và hội nhập khu vực tai Châu Á - Thái Bình Dương".

"Đây là lợi ích cho người dân đất nước tôi. Tôi mong chờ việc hợp tác tương lai với Tổng thống đắc cử Trump trên cơ sở những mục tiêu chung của hai quốc gia về củng cố an ninh và đảm bảo tăng trưởng bền vững, bao quát và công bằng", ông Razak khẳng định.

Theo Tri Thức Trực Tuyến, BBC nhận định các nước nhỏ như Malaysia, vốn đang kỳ vọng TPP sẽ tháo nốt các hàng rào thương mại đối với một số mặt hàng chủ chốt của họ sẽ "vỡ mộng".

Ông Deborah Elms, Giám đốc Trung tâm Thương mại châu Á (trụ sở tại Singapore), gọi tuyên bố của Trump là "một thông tin rất buồn thảm". "Nó báo hiệu sự cáo chung cho vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thương mại, và sự nhường lại cây gậy chỉ huy ở châu Á", ông Elms nói.

Chuyên gia phân tích Meredith Sumpter của Eurasia Group cho rằng Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội một khi TPP bị đóng băng. "Trong tương lai gần, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ theo đuổi hiệp định thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với các quốc gia ASEAN và các đối tác thương mại khác ở châu Á – Thái Bình Dương", Sumpter nói.

Bên cạnh đó, một số nhà lãnh đạo APEC đã đề xuất các nước nên tiếp tục thúc đẩy TPP mà không cần sự tham gia của Mỹ.

TPP  (Trans-Pacific Partnership) là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là hiệp định thương mại khu vực lớn nhất trong lịch sử, hiệp định đã đưa ra những quy định mới trong lĩnh vực thương mại và đầu tư kinh doanh giữa 12 quốc gia xung quanh vùng lòng chảo Thái Bình Dương (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam). Tổng sản phẩm trong nước hàng năm của các quốc gia là gần 28 nghìn tỉ USD đại diện cho khoảng 40% GDP toàn cầu và 1/3 thương mại thế giới. Hiệp định sẽ được thông qua khi được Quốc hội của ít nhất 6 nước thành viên (chiếm ít nhất 85% sản lượng kinh tế của khối) phê chuẩn.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Link nguồn: https://ustr.gov

GIA BẢO (Tổng hợp)

Video tin tức được xem nhiều:

[mecloud]dkYdiBYb7e[/mecloud]

Tin nổi bật