Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lần theo dấu vết những “bố già” giấu mặt buôn lậu gỗ trắc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các cửa khẩu tại phía Nam cũng đang được nhiều đối tượng buôn lậu vận chuyển gỗ trắc nói riêng và gỗ quý hiếm nói chung sử dụng.

(ĐSPL) - Dù không “nóng” bằng các cửa khẩu tại khu vực phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên, nhưng các cửa khẩu tại phía Nam cũng đang được nhiều đối tượng buôn lậu vận chuyển gỗ trắc nói riêng và gỗ quý hiếm nói chung sử dụng.

Với các cung đường mòn như “thiên la địa võng”, các đối tượng đưa gỗ vào Việt Nam, sau đó tìm cách tiêu thụ hoặc xuất đi Trung Quốc. Thực tế, theo điều tra của PV, không khó tiếp cận các đường dây buôn lậu gỗ trắc này.

Thế lực nào khống chế thị trường?

Trong vai cần tìm hàng gỗ trắc loại “khủng”, PV liên hệ với một đầu nậu có tiếng, Quốc “Gia Lai” (có số điện thoại 09625872xx) cho biết, “hiện nay chỉ có hàng đường kính mặt khoảng 17 – 25cm, chứ hàng từ 50cm – 1m kiếm không ra, với lại giá rất cao”.

Khi PV hỏi, hàng 17 – 25cm thì có số lượng nhiều không, Quốc nói: “Bao nhiêu cũng có. Hàng hộp, dài khoảng 1,8 – 2,5m”. PV nói “cần khoảng 30 khối”, Quốc nói “sẽ hỏi lại ông anh giá bao nhiêu rồi báo lại”.

Lô gỗ trắc mà Cường quảng cáo cho PV.

Sau một lúc, Quốc liên lạc lại và cho biết, “hiện đang có hàng khủng, vuông 80cm, dài 3m, giá là 17 tỉ đồng/tấm. Còn hàng vuông 17cm, dài 2,5m thì có giá 23,5 ngàn USD/khối”. Khi PV hỏi xem hàng ở đâu, thì Quốc cho biết, “hàng đang ở Việt Nam”.

PV giả chưa tin đó là của Campuchia nên nói: “Bây giờ khách muốn sang Campuchia xem hàng thì họ mới tin”. Ngay khi nói vậy, Quốc hỏi lại chúng tôi với vẻ “sành” và “chuyên nghiệp”: “Khách Trung Quốc à?”.

PV giả bộ trả lời: “Đúng rồi, bây giờ họ cần nhiều hàng “khủng” lắm, yêu cầu đưa về Sài Gòn, sau đó tái xuất đi Trung Quốc. Bên anh đưa ra giá đó là bao đưa về Sài Gòn luôn nhé, còn từ Sài Gòn đi Trung Quốc thì để họ lo”. Quốc nói, “Ok, để bên em thống nhất về giá và thu xếp, đưa khách sang Cam xem hàng”.

Khi PV liên lạc với Minh (số điện thoại 09840878xx), một đầu nậu gỗ ở Tây Nguyên, được biết, “hiện nay đang ngưng bán hàng để về Bắc giải quyết việc riêng. Khi nào thuận lợi sẽ liên lạc với anh”.

Tuy nhiên, khi hỏi về quy cách gỗ trắc, cần loại hàng khủng, vuông từ 50cm đến 80cm, Minh cho biết “hiện trên thị trường không có hàng này đâu, nếu có cũng chỉ là hàng ghép hoặc là gốc cây. Còn lại phổ biến là từ mười mấy đến hai mấy cm thôi”. Về giá cả, Minh cho biết, “tùy theo tuần, chứ không biết trước được là bao nhiêu. Đồng thời, giá từ bọn em sẽ khác, sau khi phát ra thì phía ngoài lại đẩy lên nữa”.

Khi PV yêu cầu hàng cần đưa về Sài Gòn để chuyển sang Trung Quốc, Minh cho biết: “Làm vậy sẽ nguy hiểm và tốn nhiều chi phí. Bên em chỉ giao hàng theo hai cách, một là tại biên giới, hai là tại Hồng Kông, chứ không giao về Việt Nam đâu”. Khi PV nói: “Hàng cần giao về cảng Cát Lái (TP.HCM)”, Minh nói: “Về đó lại càng tốn nhiều chi phí để lấy hàng ra”.

Theo thông tin của PV, thì một đầu nậu có tiếng khác có thể lo hàng được đó chính Cường. Liên lạc tìm gỗ trắc Campuchia, Cường (có số điện thoại 09666188xx) cho biết, hàng vuông từ 20 – 25cm, dài từ 1,8m trở lên thì số lượng bao nhiêu cũng có. Loại hàng này có giá 35 USD/kg.

PV hỏi, “mua chục khối thì khoảng bao nhiêu?”. Cường cho biết, “chục khối thì khoảng 11 tấn, cứ nhân giá 35 USD/kg lên thì thành giá thôi”. PV hỏi, xem hàng ở Việt Nam hay Campuchia, Cường trả lời cộc lốc: “Xem tại Campuchia”.

PV nói tiếp, “bây giờ Việt Nam không cho nhập loại gỗ này, vậy giá đó là anh phải bao đưa về Việt Nam nhé?”. Cường cho biết, “không được, giá đó tôi chỉ làm thủ tục và mang đến cửa khẩu nào đó theo yêu cầu cho anh thôi, chứ không đưa về Việt Nam được. Nếu muốn đưa về Việt Nam, thì phải tính giá thêm. Giá 35 USD là chỉ nhận đưa về cột mốc số 0 thôi, đồng thời cũng chưa giấy tờ gì cả”.

PV hỏi tiếp “nếu đưa về Việt Nam thì giá sẽ là bao nhiêu?”. “Thêm 2.700 USD là tiền giấy tờ và tiền qua cửa khẩu. Đó là chưa kể tiền vận chuyển từ cửa khẩu về điểm anh cần đặt hàng”(?!), Cường nói. PV hỏi tiếp, “đang cần 10 khối thì lúc nào có thể đi xem hàng được?”. Cường cho biết, “bất cứ lúc nào cũng có thể đi được”. Khi hỏi lúc nào có thể gặp mặt để rõ hơn, Cường cho biết, “nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác. Tuy nhiên, muốn gặp thì cứ lên khu vực cửa khẩu Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh). Trước khi lên thì gọi cho tôi”.

Những thương vụ chấn động dư luận

Từ các giao dịch nói trên, nhiều phi vụ buôn lậu gỗ trắc nói riêng và các loại gỗ quý hiếm khác đã diễn ra trót lọt. Trong số đó cũng có những phi vụ bị bắt, giữ. Thực tế, thời gian qua, cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều băng nhóm buôn bán, vận chuyển gỗ trắc lậu. Không chỉ là các cá nhân đơn lẻ, mà đó còn là những doanh nghiệp nhúng tay vào vì lợi nhuận. Cuối năm 2013, công ty TNHH TM-DV-SX B.N. Bình Phước (huyện Lộc Ninh, Bình Phước) có giấy phép xin tạm nhập và tái xuất lô gỗ trị giá 11 tỉ đồng.

Bãi tập kết gỗ tại Campuchia mà một đầu nậu giới thiệu cho PV để đưa khách sang xem.

Theo giấy phép, công ty này xin nhập với số lượng gỗ là 264 ngàn m3 loại gỗ thuộc nhóm I đã qua xử lý, có nguồn gốc từ Lào, quá cảnh qua Campuchia, sau đó về Việt Nam sẽ xuất đi Trung Quốc. Tuy nhiên, khi qua cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước), thì bị phát hiện đơn hàng nhập nhiều hơn thực tế là gần 60 ngàn m3 loại gỗ không đúng danh mục khai báo. Đồng thời, phía công ty B.N. Bình Phước cũng không xuất trình được giấy phép quá cảnh Campuchia, và không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được số gỗ nói trên.

Nghiêm trọng hơn, theo giám định của viện Khoa học Hình sự, bộ Công an, thì chữ ký và con dấu của đối tác làm ăn với công ty B.N. Bình Phước tại Lào đóng trên hồ sơ và lý lịch số gỗ trên hoàn toàn là giả mạo. Sau khi bị phát hiện và bắt giữ, Cục trưởng cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Phi Hùng (thuộc Tổng cục Hải quan) đã ra quyết định khởi tố vụ án vào giữa năm 2014. Liên quan đến vụ việc này, Tổng cục Hải quan cũng ban hành quyết định xử lý ba cán bộ làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư để làm rõ.

Đáng nói, doanh nghiệp này là một trong những đơn vị xuất khẩu gỗ lớn nhất Bình Phước nhưng giám đốc là một người không biết gì đến hoạt động kinh doanh gỗ và chỉ được thuê ký vào các hồ sơ chứng từ, còn ông chủ thực sự vẫn chưa lộ diện. Đây là quyết định khởi tố vụ án đầu tiên về gỗ của cục Điều tra chống buôn lậu tính tới thời điểm phát hiện, bắt giữ vụ việc này.

Cũng bằng chiêu thức tương tự, công ty TNHH MTV H.P.L. có giấy phép xin tạm nhập khẩu một lô gỗ từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc (thuộc chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát – cục Hải quan Tây Ninh). Thực tế khi kiểm  tra, lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Chàng Riệc đã phát hiện công ty này  tạm nhập số gỗ nhiều hơn thực tế. Cụ thể, công ty H.P.L. còn “bỏ thêm” vào lô  hàng gần 7m3 gỗ trắc và gần 1m3 gỗ hương trị giá trên 300 triệu đồng.

Theo ghi nhận của PV, tuy không “nóng” bằng các cửa khẩu ở phía Bắc và miền Trung  Tây Nguyên nhưng, các cửa khẩu tại các tỉnh phía Nam cũng đã và đang là con đường nhiều đối tượng buôn lậu gỗ nói chung và gỗ trắc nói riêng, làm con đường nhập hàng về Việt Nam. Đa phần gỗ được đưa về Việt Nam sau đó hóa phép thành gỗ nội địa, rồi xuất đi Trung Quốc, “thủ phủ” hay nói đúng hơn là “bãi đáp” của gỗ quý hiếm hiện nay.     

Nan giải cuộc chiến kiểm soát, ngăn chặn

Ông Trần Văn Thổ, Chi cục trưởng chi cục Hải quan Hưng Điền (tỉnh Long An) cho rằng, ngoài việc phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép gỗ qua biên giới, thì còn tuyên truyền, nhắc nhở, lưu ý các doanh nghiệp, phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đồng thời nhập đúng hàng, đúng giấy phép được cấp.

CHÍ THANH

Xem thêm video: Bắt giữ gần 2 tỷ đồng hàng lậu tại các tỉnh biên giới

Tin nổi bật