Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làn sóng du khách Trung Quốc đe dọa di tích văn hóa truyền thống của Lào

(DS&PL) -

Khi dự án đường cao tốc nối liền Trung Quốc và Lào hoàn tất, ngành du lịch nước này sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa cổ truyền.

Khi dự án đường cao tốc nối liền Trung Quốc và Lào hoàn tất, ngành du lịch nước này sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa cổ truyền.

Lào là một quốc gia sở hữu nhiều tiềm năng du lịch văn hóa và lịch sử - Ảnh: SCMP

Tháng 6 vừa qua, khi chuỗi bán lẻ giá rẻ Miniso của Trung Quốc mở một cửa hàng trên đường Sisavangvong – một trong những tuyến phố chính của Luang Prabang, dư luận và chính phủ Lào đã có nhiều cuộc tranh cãi gay gắt. Và nguyên nhân không phải vì nguồn gốc hay chất lượng hàng hóa của Miniso.

Như thiết kế thương hiệu đặc trưng của Miniso, cửa hàng treo những bóng đèn neon đỏ và trắng nhấp nháy – 2 màu sắc bị cấm ở thủ đô của Lào cho đến năm 1975 và đã trở thành một Di sản Thế giới được Unesco công nhận từ năm 1995.

“Cửa hàng này hoàn toàn chống lại các quy tắc của UNESCO,” Georgie Walsh, Tổng giám đốc Diethelm Travel (Lào) nói. "Đối với Diethelm, khi mở cửa hàng ở Luang Prabang, chúng tôi sẽ sử dụng chất liệu gỗ và các màu sắc đen và vàng".

Sau một loạt các khiếu nại được gửi đến chính quyền địa phương và các quan chức UNESCO, cửa hàng Miniso đã phải thay thế biển hiệu bằng gỗ, đánh dấu một chiến thắng cho các nhà bảo tồn và những người ủng hộ du lịch bền vững.

Lo ngại về quá tải khách du lịch Trung Quốc bắt đầu xuất hiện ở quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé  với dân số 6,8 triệu người này vào năm ngoái khi tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung Quốc bước vào giai đoạn xây dựng.

Các cửa hàng với biển và cửa gỗ ở Luang Prabang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa - Ảnh: SCMP

Đoạn đường sắt dài 414km chạy qua Boten, biên giới Lào-Trung Quốc và kéo thẳng đến thủ đô Vientiane với nhiều điểm dừng dọc theo đường chính tại Luang Prabang và Vang Vieng trên sông Nam Song.

Tuyến đường sắt là một trong một số các dự án trị giá hàng triệu USD của Trung Quốc đang được triển khai, bao gồm phát triển các đặc khu kinh tế, đập thủy điện đến bệnh viện. Tuy nhiên, danh hiệu Di sản Thế giới UNESCO của Luang Prabang khiến tuyến đường sắt trở nên đặc biệt nhạy cảm.

Người Trung Quốc chiếm khoảng 11% trong tổng số 3.86 triệu lượt khách du lịch của Lào năm 2016, giảm 8,6% vào năm 2016. Tuy nhiên, trong năm 2017, khách du lịch Trung Quốc là một trong số ít thị trường giữ vững nhịp tăng trưởng, tăng 17% 639.185 lượt đến. Khách du lịch Thái Lan giữ vị trí đứng đầu và khách du lịch Việt Nam đứng thứ hai.

Nhiều người Trung Quốc vào Lào qua đường biên giới, lái xe từ Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, đến Luang Prabang và Vang Vieng. Khoảng 210.133 du khách Trung Quốc đã sử dụng đường bộ này vào năm 2017.

Khi đường sắt Lào-Trung Quốc trị giá 6 tỷ USD mở cửa (dự kiến vào ngày 2/12/2021), số lượng du khách Trung Quốc có thể tăng vọt. Tàu có tốc độ chở khách đạt 160km/ h và dịch vụ vận tải ở mức 120km/ h.

Với 66.392 công dân Trung Quốc đến thăm Luang Prabang năm 2017, tăng 4,9%, con số đó có thể tăng lên hàng trăm ngàn khi các chuyến tàu bắt đầu chạy, áp đảo cơ sở hạ tầng còn khiêm tốn của Luang Prabang và dân số dưới 450.000 người của tỉnh.

“Tuyến đường sắt sẽ là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội”, Steven Schipani, chuyên gia ngành du lịch tại Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết. “Các cơ hội sẽ bao gồm sự bùng nổ của các du khách Trung Quốc ở Lào. Vì vậy, ngành du lịch Lào nên chuẩn bị cho điều đó”.

Lào có diện tích chỉ bằng ½ nước Pháp, không có khu nghỉ mát bãi biển hay những di tích tuyệt đẹp như Angkor Wat của Campuchia, quần thể đền Bagan của Myanmar cũng như các cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tuyệt vời như Thái Lan và Việt Nam.

Vì vậy, chính phủ Lào đã quyết định xúc tiến du lịch sinh thái và tập trung vào du lịch liên quan đến văn hóa bền vững như những thế mạnh độc đáo của đất nước để cạnh tranh trong thị trường du lịch khu vực.

Ở một mức độ nào đó, sự bền vững này đã có một nền tảng ở Luang Prabang, biến nơi này trở thành điểm du lịch hấp dẫn về Phật giáo. Những ngôi đền đẹp như Wat Xieng Thong và hình ảnh các nhà sư quyên góp tiền công đức mỗi buổi sáng từ cư dân địa phương trở thành đặc trưng của một quốc gia hiền hòa và thân thiện.

Trước sức ép và áp lực của khách du lịch Trung Quốc trong tương lai, người dân địa phương sẽ đối mặt với lựa chọn phải học tiếng Hoa, thay đổi các văn hóa truyền thống hay thêm những mặt hàng hợp thị hiếu người Trung Quốc để tận dụng tối đa nguồn lợi này.

Thu Phương (Theo CNN)

Tin nổi bật