Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm việc quá sức: Người đột tử, kẻ tâm thần

(DS&PL) -

Mới đây một y tá người Đài Loan đã đột tử sau khi phải làm việc và trực đêm liên tục trong 13 ngày liền.

Mới đây một y tá người Đài Loan đã đột tử sau khi phải làm việc và trực đêm liên tục trong 13 ngày liền.

Nạn nhân là một y tá 38 tuổi, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đại học Y khoa Đài Loan. Bạn cùng chung phòng với cô là người đầu tiên phát hiện ra bạn mình chết trong phòng.

Bệnh viện nơi nữ y tá 38 tuổi làm việc trước khi đột tử vì kiệt sức.

Nguyên nhân ban đầu đang được cho là hậu quả sau 13 ngày làm việc căng thẳng không được nghỉ ngơi. Được biết, y tá ngày chuyên trực ca đêm lại vẫn học tập vất vả vào ban ngày nên hầu như không có thời gian nghỉ ngơi.

Phía bệnh viện cho biết, lịch làm việc của y tá này được áp dụng theo đúng quy định tức là có 1 ngày mỗi tuần. Theo đúng vậy thì cô đã có 3 ngày nghỉ trước khi qua đời. Tuy nhiên thực tế là ngay cả trong những ngày nghỉ đó, y tá trên cũng phải đi làm giáo sinh.

Do lịch làm làm việc quá dày đặc nên cô này đã bị kiệt sức và qua đời. Vào ngày định mệnh khi được bạn cùng phòng phát hiện đã chết, tay chân cô chuyển sang màu đen. Đó là dấu hiệu người tử vong do lên cơn đau tim.

Phía bệnh viện giữ quan điểm rằng cô y tá đã không chết vì làm việc quá sức mặc dù đã từng có trường hợp tương tự như trên xảy ra.

Làm việc quá sức khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, mắc bệnh tâm thần và tuổi thọ giảm sút. Ảnh minh họa

Tại nhiều quốc gia khác, tình trạng làm việc quá sức cũng đang khiến con người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, mắc bệnh tâm thần và tuổi thọ giảm sút.

Không phải ngẫu nhiên mà những ngành nghề và công việc kinh doanh tưởng chừng như vô nghĩa trước đây như "thợ ngủ" hay "quán ngủ trưa" lại trở nên rầm rộ tại những quốc gia có cường độ làm việc căng thẳng như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...

Khi một người làm việc căng thẳng quá sức, có nghĩa là người đó đang bán sức khỏe tinh thần của mình để lấy tiền, vậy theo bạn phải có thu nhập bao nhiêu mới bù lại được thiệt hại này?

Ví dụ như Malaysia, Đạo luật Việc làm chỉ cho phép người lao động làm thêm 10 giờ/tuần, quá thời gian đó bị cấm. Tuy nhiên, hầu như chẳng ai nghiêm túc tuân thủ theo điều này.Nhiều chuyên gia y tế đã nêu lên mối quan tâm đối với các nhân viên phải làm việc nhiều giờ, trong phạm vi 12 giờ/ngày hoặc 60 giờ/tuần. Người sử dụng lao động luôn có xu hướng yêu cầu và khuyến khích nhân viên của mình làm thêm giờ bằng cách tăng thu nhập cho họ.

Các công nhân, nhân viên bị thúc đẩy bởi lý do kinh tế khó khăn nên hầu như không hề có bất kì lựa chọn nào ngoài việc tăng ca, làm thêm giờ. Việc lạm dụng này sẽ dẫn đến hậu quả là rất nhiều người đang phải đối mặt với những căng thẳng nghiệm trọng và kiệt sức về mặt tinh thần.

Đối với một số người làm ngành nghề đặc biệt như dịch vụ và hậu cần, ngày nghỉ của họ thường rơi vào các ngày trong tuần, thay vì cuối tuần như mọi người. Đây cũng là một lý do khiến họ dễ bị trầm cảm do bị hạn chế giao tiếp xã hội cá nhân.

Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng người lao động làm thêm giờ vô tội vạ. Ảnh minh họa

Là một quốc gia đang phát triển, tiến đến mục tiêu phát triển mạnh về kinh tế xã hội, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng người lao động làm thêm giờ vô tội vạ. Nhiều nơi, thu nhập từ việc làm thêm giờ được coi như một nguồn thu cố định đối với gia đình và người lao động.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Trong năm 2016, Viện Sức khoẻ Tâm thần khám và điều trị ngoại trú 18.402 lượt bệnh nhân trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân (chiếm 13,0%).

Trung bình mỗi ngày có 50 bệnh nhân đến khám và điều trị về trầm cảm. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000-40.000 người.

Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần chú ý đến tình trạng này để có sự điều tiết hợp lý. Chúng ta chắc không ai muốn trải nghiệm những gì đang diễn ra tại những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần đây là Trung Quốc. Nơi mà các công nhân, nhân viên do làm việc căng thẳng mà thường bị trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần. Những trường hợp tự sát mỗi khi có các vấn đề về sức khỏe hay công việc không thuận lợi không phải là hiếm thấy.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng bất kể vì lý do gì, bạn nên nghỉ ngơi mỗi ngày ít nhất 6 giờ đồng hồ. Điều rất quan trọng vì nó sẽ giúp cơ thể và tinh thần bạn được thư giãn, hồi phục sau nhiều giờ làm việc.

Minh Minh (Theo NST, Thecoverage)


Tin nổi bật