Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm sao để tránh loạt chiêu trò lừa đảo khi mua hàng online

(DS&PL) -

Mua sắm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy, người tiêu dùng cần phải tìm hiều kĩ các thông tin về điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản

Mua sắm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy, người tiêu dùng cần phải tìm hiều kĩ các thông tin về điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận…

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa đưa ra một loạt các lưu ý đối với người dùng khi tiến hành các giao dịch thương mại điện tử.

Theo đó, hiện nay, cách thức mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cũng khá đa dạng: Người tiêu dùng có thể mua sắm qua các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… Thế nhưng, cùng với đó, cũng có vô vàn những mánh lới, chiêu thức lừa đảo mua bán qua mạng của người bán, những cũng có rất nhiều người kinh doanh chân chính đang trở thành “con mồi” béo bở của tội phạm lừa đảo.

Đánh giá về mua sắm online, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng phương thức mua sắm này nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận thông tin, so sánh giá cả, tiết kiệm thời gian… Tuy nhiên, hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Bởi người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Vì thế, rủi ro đầu tiên mà người tiêu dùng gặp phải là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo.

Khi hình thức mua hàng qua mạng ngày càng được nhiều người tin dùng thì các chiêu thức lừa đảo cũng ngày càng tinh vi. Ảnh minh họa

Hơn nữa, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm cũng là một vấn đề. Mua sắm online được thực hiện qua phương tiện điện tử, và thông qua phương thức này, người tiêu dùng không thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thực tế tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, khiếu nại tại cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêu dùng cho thấy, thương mại điện tử là một phương thức mua sắm mới, thu hút số lượng lớn người tiêu dùng nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập.

Trong đó, các khiếu nại, phản ánh chủ yếu tập trung vào các nhóm hành vi cụ thể như sau: Hàng nhận được không giống với quảng cáo (về hình dáng, tính năng, công dụng, thông số kỹ thuật,...). Ngoài ra, xuất hiện việc thông tin sai về xuất xứ hàng hóa. Theo đó, một số tổ chức, cá nhân bán các hàng hóa không có xuất xứ hoặc xuất xứ từ các quốc gia khác với các quốc gia được quảng cáo.

Để tránh bị lừa đảo khi mua hàng trực tuyến, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); Tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận…

Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua: người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như: nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá (review) về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.

Còn theo Thiếu tá Phan Anh Tú, Đội trưởng đội Điều tra Tổng hợp – CAQ Đống Đa (Hà Nội), khi mua bán qua mạng, người mua và người bán thường không biết mặt nhau; chất lượng của hàng hoá không đúng như những sản phẩm quảng cáo đăng trên mạng; địa điểm giao nhận hàng thường không cố định tại địa điểm nào đó an toàn và có sự giám sát…

Việc đăng ký tên các tài khoản thường không đúng sự thật, khó kiểm tra xác minh và chủ tài khoản. Người mua và người bán có thể lừa lẫn nhau, không cố định đối tượng nào. Các đối tượng lừa đảo thường nảy sinh ý định từ trước và có thời gian lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi phạm tội.

Khi thực hiện hành vi phạm tội các đối tượng “được chủ động” đưa người bị hại đến những địa điểm là các cơ quan tổ chức có uy tín sau đó xuất hiện từ trong các cơ quan này ra gặp người bị hại để họ tin là thật mặt trao tài sản. Việc xác minh truy bắt các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, đối với việc mua bán tài sản trên mạng chúng ta cần phải cảnh giác, yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ tài sản là "sự chủ động" của chính mình.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật