Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ĐBQH Hà Nội: Bớt xén khẩu phần ăn học sinh nên xem là hành vi lừa đảo

(DS&PL) -

PV báo ĐS&PL có cuộc trao đổi với ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (đoàn ĐBQH Hà Nội) về những vụ tai tiếng trong trường học gần đây như bớt khẩu phần ăn, nấu thực phẩm bẩn cho học sinh

Nhiều người cho rằng, những vụ tai tiếng trong trường học gần đây như bớt khẩu phần ăn, nấu thực phẩm bẩn cho học sinh... chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi có thể còn nhiều vụ việc tương tự chưa được phát hiện. Xung quanh vấn đề này, PV báo ĐS&PL có cuộc trao đổi với ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (đoàn ĐBQH Hà Nội).

ĐBQH Ngọ Duy Hiểu.

PV: Gần đây, liên tiếp xảy ra những chuyện gây bức xúc dư luận như bớt xén khẩu phần ăn của học sinh, nấu thực phẩm bẩn trong trường học... Ông đánh giá sao về những vụ việc này?

ĐBQH Ngọ Duy Hiểu: Đây là những việc không thể bỏ qua, bởi trẻ em là đối tượng rất dễ tổn thương, sức khỏe, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ bị ngộ độc. Hơn nữa, khẩu phần ăn hợp lý của trẻ đã được nghiên cứu, tính toán trên hàm lượng dinh dưỡng, thế nên nếu bớt khẩu phần ăn sẽ gây ảnh hưởng tới phát triển thể chất của trẻ.

Ăn bớt khẩu phần ăn của học sinh và đưa thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào trường học không chỉ là hành vi gian dối cần lên án, mà thậm chí nên xem là hành vi lừa đảo! Có thể hành vi lừa đảo này mang lại “lợi nhuận” không lớn, nhưng tính chất, hậu quả của nó lại rất nghiêm trọng. Thực tế qua tiếp xúc cử tri, tôi cũng đã được nghe bức xúc rất nhiều về vụ việc này.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, những việc như vậy không chỉ gây hại đến sức khỏe, thể chất của học sinh...

ĐBQH Ngọ Duy Hiếu: Đúng vậy. Nhà trường là môi trường giáo dục học sinh, giáo dục con trẻ nên trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp cần phải được đề cao, nhất là trung thực với con trẻ. Làm giáo dục mà không trung thực là làm hỏng trẻ từ gốc. Trong môi trường giáo dục, trung thực phải đặt ở hàng đầu. Nếu không thì chính chúng ta sẽ phản bội lại niềm tin của trẻ, phản bội lại những gì mà nhà trường giáo dục trẻ.

Bữa ăn chỉ có bún và nước trắng của trẻ mầm non.

PV: Thực tế, báo chí từng nhiều lần phản ánh các vụ việc ăn bớt khẩu phần ăn của học sinh, nhưng xem ra vẫn chưa có cách chấm dứt tình trạng này?

ĐBQH Ngọ Duy Hiểu: Đúng là công tác giám sát bếp ăn trường học còn bị buông lỏng. Hiện nay nguồn thực phẩm cung ứng cho các bếp ăn ở ngành giáo dục chưa được quy định rõ ràng. Đơn vị cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể còn mang tính “quen thân” nên khó bảo đảm an toàn thực phẩm.

Chính vì thế, cần có những tiêu chuẩn cụ thể về thực phẩm cung ứng cho các đơn vị cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể trong trường học. Nguồn thực phẩm sử dụng cho học sinh phải được lấy từ những doanh nghiệp được cấp chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn và các tiêu chuẩn khác như: Global GAP, Viet GAP...

PV: Vậy theo ông, các biện pháp xử lý việc ăn chặn khẩu phần ăn cho trẻ và gian dối trong việc sử dụng thực phẩm hiện đã đủ răn đe?

ĐBQH Ngọ Duy Hiểu: Với những vụ việc xảy ra tại các trường học, theo quan điểm của tôi, cần phải xử lý nghiêm. Đặc biệt, với những người trực tiếp gây ra sai phạm này thì phải cách chức, xử lý để làm gương. Thậm chí, nếu vụ việc nghiêm trọng có thể phải xử lý hình sự, hay cách chức người để xảy ra vi phạm.

Bên cạnh đó, Ban giám hiệu các trường cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuyển chọn các đơn vị cung cấp suất ăn sẵn. Nhà trường cần thường xuyên cử cán bộ nhà trường giám sát, đôn đốc việc nhập hàng thực phẩm, sơ chế và chế biến tại các bếp ăn của trường. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc kiểm tra giám sát các đơn vị cung cấp suất ăn.

PV: Xin cảm ơn ông!

Công Luân - Hương Lan

Tin nổi bật