Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm rõ vụ nàng dâu dựng hiện trường giả bị mất trộm để chiếm đoạt tiền của bố chồng

(DS&PL) -

Thúy thừa nhận đã dựng hiện trường giả nhà bị trộm đột nhập nhằm chiếm đoạt 110 triệu đồng của bố chồng.

Thúy thừa nhận đã dựng hiện trường giả nhà bị trộm đột nhập nhằm chiếm đoạt 110 triệu đồng của bố chồng.

Báo Infonet đăng tải thông tin, Công an thị xã Ayun Pa cho biết, đơn vị này đang củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng Lê Thị Thúy (SN 1989, trú xã Ia Rtô, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trong vụ dựng hiện trường giả nhà bị trộm đột nhập nhằm chiếm đoạt tài sản của người thân.

Ngôi nhà xảy ra vụ trộm - Ảnh: báo Infonet

Theo báo Tiền Phong, trước đó, vào ngày 12/6, Công an thị xã Ayun Pa nhận được tin báo nhà anh Nguyễn Tấn Quy (SN 1986, trú xã Ia Rtô) bị kẻ gian đột nhập trộm cắp 172 triệu đồng tiền mặt, 8 chiếc nhẫn vàng 24k (trị giá hơn 200 triệu đồng).

Công an vào cuộc xác minh được, trước đó không lâu, ông Nguyễn Văn Kiện (bố anh Quy) có gửi 110 triệu đồng cho vợ chồng anh Quy giữ hộ. Tiến hành khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra nhận thấy có quá nhiều điểm bất thường, phát hiện vợ anh Quy là Lê Thị Thúy (SN 1989) có nhiều điểm khả nghi nên đã tiến hành đấu tranh theo hướng này.

Sau đó, trước những chứng cứ xác đáng cũng như lập luận sắc bén của cơ quan điều tra, Thúy thừa nhận đã tạo hiện trường giả nhà bị trộm đột nhập nhằm chiếm đoạt 110 triệu đồng của ông Kiện. Chiếc hộp giấy đựng tiền Thúy đã chủ động vứt ra xa cách nhà khoảng 150m, giống như một vụ trộm, sau đó Thúy xem như mình không dính dáng đến.

Chiếc thùng sắt đựng tài sản bị bẻ khóa, bỏ lại cách hiện trường khoảng 150m - Ảnh: báo Tiền Phong

Hiện công an đã thu hồi toàn bộ tài sản trả cho người bị hại.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật