Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm rõ nguyên nhân một bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Hòa Bình

(DS&PL) -

Trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ tại bệnh viện nội tiết tỉnh Hòa Bình, một bệnh nhân đã bị tử vong "bất thường" do sốc phản vệ khi dùng kháng sinh.

Trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ tại bệnh viện nội tiết tỉnh Hòa Bình, một bệnh nhân đã bị tử vong "bất thường" do sốc phản vệ khi dùng kháng sinh.

Trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ tại bệnh viên nội tiết tỉnh Hòa Bình, người nhà anh Nguyễn Thanh Tuấn xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình đã bị tử vong "bất thường" do sốc phản vệ khi dùng kháng sinh. Từ đầu tháng 7/2017 gia đình nạn nhân đã gửi rất nhiều đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của người thân nhưng đến nay vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Theo đơn của anh Nguyễn Thanh Tuấn ( xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình ) phản ánh đến báo Đời sống & Pháp luật: “ Sáng ngày 30/6/2017, tôi đưa bà tôi là bà Nguyễn Thị Lê ( bà ngoại anh Tuấn – PV)  từ nhà đi khám và điều trị định kỳ bệnh bướu cổ Basedow. Bà đến bệnh viện với tình trạng sức khỏe ổn định, có thể tự đi lại và nói chuyện hoàn toàn bình thường. Thời gian chúng tôi đến Bệnh viện Nội tiết khoảng 9h sáng, sau khi làm thủ tục nhập viện và đưa bà đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu, các bác sĩ khám kết luận bà bị viêm phế quản. Trong quá trình thăm khám, điều dưỡng Dung có hướng dẫn tôi mua một số thuốc bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ, anpha choay, Acemuc cho bà dùng thêm”.

Đầu giờ chiều cùng ngày bà anh Tuấn được các bác sĩ cho tiêm để thử phản vệ đối với thuốc kháng sinh Cefuroxim. (lúc này sức khỏe bà vẫn hoàn toàn bình thường).

Đến khoảng 14h, bác sĩ Nguyễn Ngọc Cơ cùng 2 điều dưỡng khác (một trong số đó là chị Dung) đến xem lại vết thử thuốc cho bà. Bác sĩ Cơ hỏi bà về vết thử thuốc kháng sinh ở trên tay có bị đau buốt không. Bà trả lời không đau buốt ở vết tiêm nhưng bị đau đầu, choáng váng. Trước phản ứng của thuốc kháng sinh như vậy mà bác sĩ Cơ vẫn kết luận có thể tiêm được thuốc cho bà tôi và chỉ định cho chị Dung tiến hành tiêm thuốc Cefuroxim cho bà.

Sau mũi tiêm chỉ khoảng 10 phút bà tôi bắt đầu khó thở, người yếu dần đi, mồ hôi vã ra, sắc da nhợt nhạt. Thấy có triệu chứng bất thường sốc phản vệ, tôi và chị điều dưỡng lập tức chuyển bà sang khoa cấp cứu. Trong lúc cấp cứu bình oxy của bệnh viện gặp sự cố về van, các y bác sĩ không có phương án chuẩn bị cho tình huống bệnh nhân bị sốc phản vệ, phải mất thời gian rất lâu sau cũng không có phương án xử lý. Do oxy cung cấp cho bà không được đều đã ảnh hưởng lớn đến quá trình cấp cứu, bác sĩ phải gọi người đến sửa van bình oxy và yêu cầu tôi mua thêm 1 lọ xịt hen Asthalin.

Không lâu sau đó, bà Lê lại lên cơn khó thở, tình trạng ngày càng nặng và nguy kịch hơn, bác sĩ không thể can thiệp được nữa và yêu cầu tôi gọi xe taxi để chuyển bà đi sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình gần đó. Đến ngày 7/7/2017, kết quả chụp citi cắt lớp cho thấy bà tôi bị tắc mạch máu não, một bên não gần như là không hoạt động được nữa. Đến ngày 12/7/2017 thì bà qua đời”.

Trao đổi với phóng viên, anh Tuấn chia sẻ: “Chúng tôi nghi ngờ đã có những sai sót, thiếu trách nhiệm của bác sĩ Cơ cùng hai điều dưỡng đi cùng trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh Cefuroxim để điều trị cho bà tôi. Tại sao sau khi thử thuốc kháng sinh, bà tôi có dấu hiệu bất thường đau đầu, choáng váng, đã thông báo cho bác sĩ rồi rồi mà Bác sĩ Cơ vẫn cho tiêm thuốc kháng sinh cho bà, để bà sốc thuốc dẫn đến tử vong như vậy”

Ảnh minh họa.

Liên quan đến vụ việc trên, ông Trần Thế Hưng, Giám đốc bệnh viện Nội tiết tỉnh Hòa Bình xác nhận có vụ việc bà Nguyễn Thị Lê đến điều trị tại bệnh viện, sau đó được chuyển sang bệnh viện Đa khoa Hòa Bình và tử vong: “Sự việc xảy ra từ ngày 3/6/2017. Lúc đó tôi không ở bệnh viện mà đang đi công tác, sau khi nghe cấp dưới báo cáo thì biết bà Nguyễn Thị Lê nhập viện vào buổi sáng, đến chiều bác sĩ cho dùng kháng sinh, sau đó có phản ứng chậm. Bác sĩ của bệnh viện xử lý rồi đưa sang bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình điều trị. Bà Lê tử vong vài ngày sau đó”. Ông Hưng cũng khẳng định không hề có việc bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện làm việc tắc trách khiến bệnh nhân Lê bị tử vong, việc bà Lê bị chết là nguyên nhân khách quan.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 12/2/2018, Sở y tế Hòa Bình đã có kết luận chính thức vụ việc trên. Theo kết luận của Sở, các bác sỹ, điều dưỡng cho bệnh nhân Nguyễn Thị Lê có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và thực hiện đầy đủ các quy định của ngành về y đức. Bệnh nhân vào viện được tiếp đón kịp thời, các thủ tục hành chính được hoàn thiện theo quy định. Tuy nhiên, bệnh án ghi chép chưa logic, chưa ghi đầy đủ các cột mục theo quy chế làm hồ sơ bệnh án, bác sĩ Nguyễn Ngọc Cơ đã vi phạm khoản a, khoản 2, mục 3, quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị. Trên cơ sở đó Sở y tế đề nghị giám đốc bệnh viện Nội Tiết tỉnh Hòa Bình kiểm điểm trách nhiệm bác sĩ

Cơ.

Còn đối với quá trình điều trị và cấp cứu cũng như quá trình khám, chăm sóc và điều trị của bác sĩ Nguyễn Ngọc Cơ hoàn toàn đúng quy trình và không phải là người gây ra tử vong cho bệnh nhân Lê. Việc bà Lê chết là do nguyên nhân khách quan.

Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Thanh Tuấn (người trực tiếp viết đơn tố cáo – PV) thì cho rằng kết luận của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình về vụ việc trên là hết sức “ngây ngô”: “Kết luận này phủ nhận hoàn toàn vai trò của y, bác sĩ trong việc thăm khám, cấp cứu, chẩn đoán và chữa bệnh cho bệnh nhân mà đẩy toàn bộ cho một nguyên nhân khách quan, vô tri là “Thuốc”. Sao kết luận không làm rõ trách nhiệm của các bác sĩ trong việc thử thuốc, kết luận cho tiêm thuốc và xử lý các vấn đề phát sinh do sốc phản vệ trong trường hợp này trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về bác sĩ Nguyễn Ngọc Cơ”.

Trao đổi với phóng viên về vụ việc, Thiếu tá Đinh Mai Anh - Phó trưởng Công an thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết: Khi bệnh nhân Nguyễn Thị Lê tử vong tại bệnh viện gia đình không hề báo với cơ quan Công an thành phố, chỉ vài ngày sau khi bệnh nhân chết đơn vị mới nhận được đơn tố cáo của anh Nguyễn Thanh Tuấn từ Công an tỉnh chuyển sang.

Theo Thiếu tá Anh, ngay sau khi nhân được đơn phán ánh, lãnh đạo Công an thành phố đã cử cán bộ về tận địa phương yêu cầu người nhà cho khai quật mộ để tiến hành khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên gia đình bà Lê không đồng ý.

“Vụ việc này thuộc thẩm quyền của thanh tra Sở Y tế, khi nào đơn vị này kết luận vụ việc có dấu hiệu phạm tội, chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra và đề nghị lực lượng công an tiến hành điều tra thì lúc đó chúng tôi sẽ xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, còn việc trả lời đơn tố cáo của người nhà bệnh nhân bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào kết luận của ngành y tế.” Thiếu tá Mai Anh cho biết thêm.

Tùng Nguyễn  

Tin nổi bật