Tổ chức lớp khi chưa có mã ngành?
Được biết, đề án tuyển sinh năm năm 2021 của trường ĐH Hải Phòng công bố 42 mã ngành được phép đào tạo, trong đó có 2 mã ngành cao đẳng; 32 mã ngành đại học; 6 mã ngành đào tạo thạc sĩ và 22 mã ngành đào tạo tiến sĩ. Trong số 32 mã ngành đại học không có mã ngành nào cho chỉ tiêu tuyển sinh lớp sư phạm tiếng Anh – tiếng Hàn. Tuy nhiên, trường ĐH Hải Phòng đã tổ chức lớp và đào tạo với danh sách 53 tân sinh viên do giảng viên Đặng Lam Giang của khoa Ngôn ngữ làm cố vấn học tập.
Danh sách 29 ngành đào tạo đã được phê duyệt mã ngành cấp 5 của trường ĐH Hải Phòng không có ngành tiếng Anh - tiếng Hàn và Sư phạm Ngữ văn - Lịch sử
Theo tài liệu phóng viên có được, hội đồng Khoa học - Đào tạo trường ĐH Hải Phòng chưa từng phê duyệt mã ngành hay ban hành quyết định thành lập ngành sư phạm Ngữ văn – Lịch sử. Thế nhưng năm học 2021 trường ĐH Hải Phòng đã tổ chức lớp và đào tạo cho danh sách 37 tân sinh viên, do giảng viên Phạm Thị Giao Liên của khoa Ngữ văn và Xã hội làm cố vấn học tập.
Thông báo phương án thành lập lớp do Hiệu trưởng Nguyễn Hoài Nam ký, thành lập lớp Sư phạm Ngữ văn - Lịch sử và lớp tiếng Anh - tiếng Hàn có số lượng 20-70 sinh viên/lớp.
Đáng nói, hiện tại trường ĐH Hải Phòng mới tuyển dụng được một giảng viên tiếng Hàn. Thế nhưng trường ĐH Hải Phòng đã vội vàng tuyển sinh, tổ chức lớp học.
Luật sư Lại Thị Trang, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích: Tại khoản 2 Điều 2, Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT quy định về việc mở mã ngành mới đối với những ngành thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài (trừ các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) phải có ít nhất 06 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có 01 tiến sĩ và 03 thạc sĩ, hoặc 02 tiến sĩ và 01 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. Nếu trường ĐH Hải Phòng chưa đáp ứng được điều kiện về nhân sự như trên thì chưa đủ điều kiện mở mã ng
à
nh mới đối với nghành tiếng Anh – tiếng Hàn. “Hành vi vi phạm này có thể bị xử lý theo Điều 8 của Nghị định 04/2021/NĐ-CP. Không chỉ bị phạt tiền, trường ĐH Hải Phòng còn buộc phải khắc phục hậu quả là chuyển toàn bộ số sinh viên đã trúng tuyển sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện; Hoặc buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển , trả lại kinh phí cho người học” - Luật sư Lại Thị Trang nêu quan điểm.Trình độ giảng viên “lệch chuẩn”?
Ngày 26/10/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức trong cơ sở giáo dục công lập. Tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư 40/2020-BGDĐT quy định, giảng viên đào tạo đại học tại cơ sở giáo dục công lập phải có bằng Thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành, chuyên ngành giảng dạy, có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III. Đây là nội dung mới so với Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV có hiệu lực trước đó.
Tại “Đề án tuyển sinh năm 2021” của trường ĐH Hải Phòng, từ trang số 35 đến trang số 53 là danh sách giảng viên cơ hữu chủ trì giảng dạy và tính chỉ tiêu đại học. Nhìn vào danh sách 520 giảng viên cơ hữu được trường ĐH Hải Phòng thống kê, có vẻ như một đội ngũ giảng viên khá hùng hậu, hứa hẹn cho một mô hình đào tạo chất lượng tốt. Thế nhưng soát từng trang trong danh sách ấy mới thấy, đây là một đội ngũ giảng viên còn lệch chuẩn theo quy định tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT. Đó là có hàng chục giảng viên được trường ĐH Hải Phòng xếp vào danh sách giảng viên cơ hữu chủ trì giảng dạy và tính chỉ tiêu đại học mới đang có trình độ… cử nhân?
Được phân công chủ trì giảng dạy tính chỉ tiêu đại học, nhưng nhiều giảng viên của trường ĐH Hải Phòng mới là Cử nhân.
Xin dẫn chứng một số trường hợp cụ thể: Giảng viên Nguyễn Thị T.M; Hoàng Thị T.M đều là những giảng viên có trình độ đại học nhưng là những giảng viên chủ trì giảng dạy môn tiếng Trung. Hay giảng viên Nguyễn M.S, Phó trưởng khoa Cơ điện có trình độ đại học, nhưng là giảng viên chủ trì giảng dạy nhiều lớp của trường ĐH Hải Phòng.
Luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng: Tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định rất rõ về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là: Đối với Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03 phải có: a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III). Như vậy, nếu trường ĐH Hải Phòng bố trí cho giảng viên có trình độ đại học làm giảng viên chủ trì giảng dạy lớp đại học là trái với quy định của Bộ GD&ĐT. Các sinh viên nếu biết rõ điều này có thể đề từ chối tham gia lớp học có giảng viên không đạt chuẩn giảng dạy. Đồng thời được quyền đề nghị trường ĐH Hải Phòng bố trí lại giảng viên giảng dạy phù hợp với quy định. Nếu khộng được trường ĐH Hải Phòng đáp ứng, các sinh viên có thể làm đơn đề nghị UBND TP Hải Phòng xem xét xử lý để đảm bảo quyền lợi của sinh viên.
Giải thích việc tổ chức lớp đào tạo trước khi có mã ngành, ông Phạm Khánh Toàn, Chánh Văn phòng trường ĐH Hải Phòng cho biết: Hội đồng trường ĐH Hải Phòng đã có Nghị quyết thành lập mã ngành đối với môn Tiếng Anh - Tiếng Hàn và môn Sư phạm Ngữ văn - Lịch sử. Tuy nhiên, ông Toàn chưa thể cung cấp cho phóng viên Nghị quyết của Hội đồng trường. Không những thế, theo quy định của Bộ GD&ĐT, chỉ có Nghị quyết thôi chưa đủ điều kiện để tổ chức lớp học một ngành mới. |
(Còn nữa…)
Nguyễn Khuê