Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ký sự ngôi làng gói trọn "tinh hoa đất trời" mỗi dịp Tết đến xuân về

  • Bảo An
(DS&PL) -

Bước vào đôi tháng cuối năm, làng nghề truyền thống gói bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tấp nập, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Càng những ngày cận Tết cho đến tận chiều 30 tháng Chạp, hầu như mọi người dân làng Tranh Khúc đều ăn ngủ cùng những nồi bánh chưng liên tục "đỏ lửa" để phục vụ nhu cầu của thực khách trên khắp mọi miền và cả kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài.

Làng ngh "cha truyn con ni"

Người dân ta thường có câu "thấy bánh chưng là thấy Tết", từ rất lâu bánh chưng đã không còn chỉ là một món ăn mà đã trở thành một giá trị tinh thần không thể thiếu mỗi độ Tết đến xuân về. Không ai biết chắc chắn chiếc bánh chưng ra đời từ bao giờ, có chăng chỉ là từ câu truyện truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dày" được lưu truyền từ ngàn đời nay.

Những năm tháng còn khó khăn, người dân chỉ gói bánh chưng vào dịp lễ, Tết đặc biệt để dâng lên ban thờ tổ tiên với một lòng thành kính. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống đã phần nào đủ đầy, không khó để có được một chiếc bánh chưng trên mâm cơm hàng ngày của người Việt, đặc biệt là đối với mâm cỗ của các gia đình Bắc bộ.

Cũng như câu truyện truyền miệng về sự ra đời của chiếc bánh chưng, cho đến nay không ai nhớ rõ nghề gói bánh chưng ở một số làng nghề truyền thống có từ bao giờ, cứ cha truyền con nối giữ gìn, phát triển đến ngày hôm nay. Nói đến làng nghề gói bánh chưng, chắc hẳn nhiều người không còn thấy xa lạ với "thương hiệu" bánh chưng làng Tranh Khúc.

Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc nằm bên bờ sông Hồng, thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chưa đầy 20km. Bánh chưng ở Tranh Khúc nổi tiếng với màu sắc, hương vị rất đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được.

Không ai biết chắc chắn làng Tranh Khúc bắt đầu nghề gói bánh chưng từ bao giờ, những người già trong làng cũng từng truyền miệng về tích ra đời của nghề gói bánh chưng trong làng. Nghề làm bánh của thôn Tranh Khúc có thể bắt nguồn từ thời nhị vị công chúa Lý Từ Thục và Lý Từ Huy cùng hai thị tỳ là Quỳnh Hoa, Quế Hoa tu hành, đắc đạo tại chùa Phù Liệt. Các bà dạy dân nhiều nghề trong đó có nghề làm bánh trái của chốn cung đình và nghề làm bánh được duy trì đến ngày nay.

Nói đúng ra, không ai có thể kiểm chứng được thông tin này, nhưng chỉ biết tại làng nghề cứ cha truyền con nối giữ gìn, phát triển cho đến ngày hôm nay. Ở mảnh đất này, hầu hết nhà nào cũng làm bánh chưng, lấy đó làm thu nhập chính, nuôi sống bao lớp thế hệ.

Xã Duyên Hà có khoảng 320 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu nhưng đã có đến hơn 250 hộ còn gìn giữ nghề gói bánh chưng. Riêng làng Tranh Khúc còn có khoảng 60 hộ làm bánh chưng. Theo người dân, ở Tranh Khúc bây giờ ai cũng biết gói bánh chưng. Trẻ con 7, 8 tuổi thì phụ giúp gia đình cắt, rửa và xếp lá dong. Thanh niên tầm 15, 16 tuổi đã biết gói bánh chưng đi bán. Các bậc cao niên trong làng vẫn tận tâm truyền dạy nghề cho lớp trẻ để không bị mai một theo năm tháng.

Chiếc bánh chưng gói trn "tinh hoa đt tri"

Thực tế thì nhiều hộ gia đình vẫn gói bánh chưng xuyên suốt cả năm, nhưng chỉ đến độ tháng 11 âm lịch hoạt động này càng trở nên nhộn nhịp cho đến hết tháng Chạp. Đến với làng Tranh Khúc dịp này, sẽ không khó để bạn cảm nhận hương vị ngày Tết.

Ở làng nghề việc làm bánh có công thức chung, đều gói bánh bằng lá dong, dùng nguyên liệu là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn để gói thành chiếc bánh vuông vắn. Nhưng để tạo ra được chiếc bánh ngon, đạt đúng chuẩn hương vị của một thứ bánh đại diện cho ngày Tết cổ truyền của người Việt, thì cầu kỳ nhất vẫn là ở khâu chọn nguyên liệu.

Thật không ngoa nếu nói bánh chưng Tranh Khúc gọi trọn "tinh hoa đất trời" bởi lẽ người làm nghề phải lựa chọn nguyên liệu từ những địa phương trứ danh: Loại gạo nếp được dùng để làm bánh chưng thường là gạo nếp nhung được trồng chủ yếu ở vùng Hà Bắc (Bắc Ninh) hoặc nếp cái hoa vàng ở Hải Dương… Trước khi gói bánh phải ngâm gạo trước từ 1 đến 2 giờ, sau đó trộn với muối hạt để bánh đậm đà. Đậu xanh phải sử dụng loại đậu to đều hạt và thơm, còn tươi, bở và dẻo, được mua từ vùng Hưng Yên, Hà Nam. Thịt để làm nhân bánh là thịt lợn quê, được đặt trước tại lò, mua và dùng hết trong ngày. Hơn nữa, thịt phải là thịt lợn vai nửa mỡ nửa nạc với phần vai mỡ giòn, sau khi luộc bánh sẽ không bị tan như thịt ba chỉ.

Một nguyên liệu không thể thiếu là lá dong được tuyển chọn từ đất Hưng Yên hoặc một số tỉnh vùng cao, và phải là lá dong nếp, to đều không được quá già hoặc quá non để đảm bảo độ xanh bắt mắt và hương vị đặc trưng cho chiếc bánh. Lạt buộc bánh được chẻ từ cây giang, trước kia công đoạn này phải làm bằng tay, nhưng hiện giờ giang được đưa vào máy, sợi nào sợi nấy mỏng và đều, đẹp.

Một điều đặc biệt là người thợ lành nghề trong làng Tranh Khúc sẽ không bao giờ dùng khuôn gói bánh, nhưng chiếc bánh vẫn đạt đến độ chặt tay cần có. Một người thợ chỉ mất trong khoảng 30 - 40 giây là có thể gói xong một chiếc bánh chưng. Bánh luộc trong khoảng 9 tiếng. Khi vớt bánh, rửa qua nước lạnh cho bánh sạch, lá không bị khô, nhàu lá. Rồi dùng một tấm phên chèn để nước trong vỏ bánh chảy hết ra ngoài khi bánh vẫn còn đang mềm, như vậy bánh sẽ nở đều, các góc chặt, vuông.

Theo người dân trong làng chia sẻ, bắt đầu từ khoảng 27 tháng Chạp trở đi, số lượng lượng khách đặt bánh rất nhiều. Để đủ bánh bán cho khách, các hộ gia đình phải dậy từ sớm chuẩn bị nguyên liệu, gói bánh, mỗi người một việc tất bật từ sáng đến tối. Vào lúc cao điểm, mỗi hộ dân có thể gói từ vài trăm đến hàng nghìn chiếc bánh chưng mỗi ngày.

Cho đến nay, bánh chưng làng Tranh Khúc đã rất quen thuộc với các thực khách, người dân trên khắp mọi miền tìm về mua bằng được bánh chưng Tranh Khúc. Rồi hương vị quê hương đã bay khắp bốn phương trời, kiều bào đang sống và làm việc tại nước ngoài cũng đặt những chiếc bánh chưng Tranh Khúc được hút chân không sạch sẽ, đảm bảo để tận hưởng những cái Tết xa nhà nhưng vẫn đậm vị truyền thống.

Bo An

Tin nổi bật