Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

‘Kỷ nguyên Castro’ dừng lại: Tương lai nào cho Cuba?

(DS&PL) -

Chủ tịch Cuba Raul Castro dự kiến sẽ bước xuống trong tuần này sau 2 nhiệm kỳ 5 năm và người thay thế ông sẽ là Phó Chủ tịch Miguel Diaz-Canel.

Chủ tịch Cuba Raul Castro dự kiến ​​sẽ bước xuống trong tuần này sau 2 nhiệm kỳ 5 năm và người thay thế ông sẽ là Phó Chủ tịch Miguel Diaz-Canel.

Kể từ cuộc cách mạng năm 1959, gia đình Castro đã lãnh đạo Cuba cho đến nay. Sau khi lãnh tụ Fidel Castro nghỉ hưu vào năm 2008, anh trai của ông là Raul Castro đã tiếp tục nắm quyền. Bây giờ, người kế nhiệm được chọn là ông Diaz-Canel nhưng dường như đất nước sẽ không có nhiều thay đổi trong chính sách.

Trên thực tế, ông Diaz-Canel sẽ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, cũng như những thách thức trong mối quan hệ với Mỹ.

Không có thay đổi trong chính sách của Cuba

Ông Raul Castro. Ảnh: Reuters

Mặc dù không còn làm Chủ tịch nước, xong ông Raul Castro vẫn sẽ vẫn là người đứng đầu Đảng Cộng sản cầm quyền cho đến năm 2021, làm việc để định hình chính sách từ phía sau hậu trường.

“Ông Raul Castro đang trở thành phiên bản Cuba của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, và như vậy, ông vẫn là người đứng mũi chịu sào của Đảng và sẽ giữ cho tình hình được kiểm soát tốt”, ông Zbigniew Ivanovsky, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị tại Viện Nghiên cứu Châu Mỹ Latinh thuộc Viện khoa học Nga nói với RT.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo mới của Cuba cũng khó có khả năng lạnh đạo đất nước theo một hướng hoàn toàn mới, Salim Lamrani, giáo sư nghiên cứu Mỹ Latinh tại Đại học Paris IV-Sorbonne lưu ý.

“Sẽ không có bước ngoặt lớn trong chính sách của Cuba vì người dân hòn đảo này muốn duy trì xã hội hiện tại”, ông Lamrani nói với RT. “Cuba muốn giữ gìn độc lập của họ và tất cả những lợi ích xã hội, chẳng hạn như giáo dục miễn phí cùng chăm sóc sức khỏe , các hoạt động văn hoá, an ninh hiện nay".

Hệ thống y tế của Cuba đang đứng thứ 23 trong bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), trước các nước thế giới đầu tiên như New Zealand (40) và Hàn Quốc (58). Tỷ lệ người dân biết chữ của Cuba cũng đứng thứ 3 trên thế giới.

Kinh tế Cuba có khởi sắc?

Nhà lãnh đạo mới Diaz-Canel sẽ thúc đẩy cải cách kinh tế. Ảnh: Time

Trong khi người Cuba được hưởng quyền tiếp cận miễn phí đối với chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, cũng như trợ cấp thực phẩm và nhà ở thì thu nhập thực tế của người Cuba lại khá thấp, khoảng 20 USD một tháng. Đất nước 11 triệu dân cũng chỉ sở hữu khoảng 173.000 xe ô tô.

Tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong những năm gần đây mặc dù ông Raul đã giới thiệu một số biện pháp cải cách thị trường. Nhà lãnh đạo mới Diaz-Canel sẽ cần phải hướng tới việc khắc phục nền kinh tế của Cuba trong tương lai.

"Cuba cần cải thiện tình hình kinh tế, ngay cả khi trở ngại chính đối với sự phát triển của Cuba là các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ", ông Lamrani nói với RT.

Kể từ năm 1962, Mỹ đã duy trì lệnh cấm vận thương mại toàn diện đối với Cuba. Sau những nỗ lực của cựu Tổng thống Barack Obama để bình thường hóa quan hệ với Cuba, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt vào tháng 11/2017 và cấm hầu hết người Mỹ đến thăm quốc đảo này.

Nếu không có thương mại tự do với Mỹ, Cuba sẽ phải cải thiện sản xuất nông nghiệp để có thể đẩy mạnh tự cung tự cấp.

"Kinh tế Cuba có thể sẽ trải qua một giai đoạn chuyển đổi tích cực vì các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển tốt", ông Zbigniew Ivanovsky nói với RT. Giống như Lamrani, ông coi nền kinh tế là một trong những thách thức chính của ông Diaz-Canel.

Quan hệ với Mỹ

Theo nhà phân tích Lamrani, quan hệ của Cuba với Mỹ sẽ phần lớn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của Washington. "Cuba luôn bày tỏ mong muốn có được mối quan hệ bình thường và hòa bình với Mỹ miễn là mối quan hệ này dựa trên bình đẳng chủ quyền, có đi có lại và không can thiệp vào công việc nội bộ", ông nói với RT.

Đối với Havana, quan hệ với Mỹ xoay quanh 2 vấn đề quan trọng. Cuba muốn cơ sở hải quân Mỹ tại Vịnh Guantanamo chuyển đi và lệnh cấm vận thương mại do Mỹ đặt ra được hủy bọ. Quan điểm của Washington là Cuba phải trải qua "dân chủ hoá" và thực hiện cải cách thị trường tự do. Ivanovsky cảnh báo rằng cả 2 bên đều không nhận được những gì họ muốn.

Ông nói: "Rất có thể, các mối quan hệ sẽ vẫn ở mức độ hiện nay vì các vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết".

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo RT)

Tin nổi bật