“Sharkcano” không phải là tiêu đề của một số bộ phim bom tấn mà là hiện tượng được lan truyền từ năm 2015, khi các nhà khoa học tìm thấy cá mập sống bên trong núi lửa.
Trong một nghiên cứu về thủy nhiệt và địa chất học của núi lửa ngầm dưới nước Kavachi của Quần đảo Solomon, những nhà khoa học của kênh truyền hình National Geographic (Nat Geo) đã rất kinh ngạc khi phát hiện cá mập sống ở đây.
Họ đã háo hức quay trở lại và tìm hiểu thêm, nhưng làm thế nào để con người có thể khám phá trong một môi trường tồn tài nhiều nguy hiểm như miệng núi lửa? Dĩ nhiên là họ gửi robot đến.
"Mục tiêu của chúng tôi là gửi thiết bị đến đó để thu về những dữ liệu có ý nghĩa, nhưng việc đưa công cụ lên cũng đã rất khó khăn rồi", nhà thám hiểm của National Geographic và chuyên gia đại dương học Brennan Phillips chia sẻ.
Đoàn thám hiểu năm 2015 của ông Phillips có sự tham gia của Alistair Grinham từ Đại học Queensland và Matthew Dunbabin từ Đại học Công nghệ Queensland Technology cùng với Giám đốc của công ty GFB Robotics-to.
Ông Phillips nhớ lại trải nghiệm của mình: “Thật tuyệt. Nhưng vì là một nhà khoa học, mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là lấy dữ liệu cuối cùng, ngay trước khi núi lửa phun trào. Nhưng chỉ số quan trọng bao gồm pH, carbon dioxide, biến động nhiệt độ, độ chua. Nếu bạn có thể tính toán chính xác những chỉ số ở núi lửa này, bạn có thể làm điều đó ở mọi núi lửa khác”.
Trong khi đó, ông Matthew Dunbabin lại chia sẻ rằng: “Sau khi xem video tuyệt vời do một người bạn ghi lại được về vụ phun trào trong quá khứ của Kavachi, nghe về sự xa xôi của khu vực và các điều kiện thách thức, chúng tôi quyết tâm đạt được kết quả".
Hình cảnh cá mập ở môi trường sống trong núi lửa. Ảnh: Getty |
Ở độ sâu 24m, nhóm nghiên cứu đã quay được thước phim vô cùng hiếm thấy về hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong môi trường sống vô cùng khắc nghiệt. Tiến sĩ Phillips của cho biết: "Thợ lặn khi tiến gần sâu xuống đáy hồ phải quay trở lại vì nhiệt độ dưới đó rất nóng cũng như da của họ như bị đốt cháy bởi axit".
Cũng do môi trường dưới nước vô cùng khắc nghiệt này, các nhà khoa học phải thả camera đặc biệt chống thấm nước thay vì trực tiếp lặn xuống để khảo sát. Thật bất ngờ khi kéo chiếc camera lên và xem lại đoạn phim, các nhà khoa học phát hiện thấy hình ảnh của một con cá nhám búa (scalloped hammerhead) và cá mập silky (Carcharhinus falciformis) - những loài vốn chỉ có thể tìm thấy ở biển.
Ông Phillips cho biết: "Những sinh vật lớn này đang sống ở một nơi mà chúng ta đều biết là nóng hơn và nhiễm axit nhiều hơn bất cứ nơi nào".
Việc cá mập xuất hiện trong hồ nước tạo thành từ miệng núi lửa có lẽ là điều khó tin và ấn tượng nhất trong cuộc khám phá này, lý do chúng ở đây cũng là một câu hỏi khiến các nhà khoa học chưa tìm ra lời giải. Sau khi video “Sharkano” xuất hiện, ông Phillips đã liên lạc với rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cá mập và mọi người đều tỏ ra vô cùng thích thú.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Geographic)