Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kỳ cuối: Có hay không Hội đồng Trọng tài ưu ái Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc?

(DS&PL) -

Trong vụ tranh chấp pháp lý giữa công ty VSH và tổ hợp nhà thầu Trung Quốc liên quan tới thủy điện Thượng Kon Tum, quyết định của Hội đồng Trọng tài có “nhiều vấn đề"

(ĐSPL) - Đại diện VSH cho rằng, trong vụ tranh chấp pháp lý giữa công ty VSH và tổ hợp nhà thầu Trung Quốc liên quan tới dự án thủy điện Thượng Kon Tum, quyết định của Hội đồng Trọng tài có “nhiều vấn đề”. 

Ngày 27/5/2016, Hội đồng Trọng tài (HĐTT) ban hành Quyết định 498/VIAC, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) phải gửi số tiền khoảng 10 triệu USD (hơn 211 tỷ đồng) vào một tài khoản được mở tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và VSH, Tổ hợp nhà thầu sẽ cùng chỉ thị Vietcombank giữ và xử lý số tiền trên. Tuy nhiên, đại diện VSH cho rằng quyết định này có “nhiều vấn đề”. Và, với quyết định này, hình như Hội đồng Trọng tài đã ưu ái cho Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc?

Hội đồng Trọng tài ban hành quyết định thiếu công bằng?

Như các bài báo trước đã nêu, trước khi phân xử vụ tranh chấp pháp lý giữa công ty VSH và tổ hợp nhà thầu Trung Quốc liên quan tới dự án thủy điện Thượng Kon Tum bị chậm tiến độ, HĐTT đã ban hành Quyết định số 498, quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT), buộc công ty VSH phải nộp hơn 211 tỷ đồng vào một tài khoản được mở tại ngân hàng Vietcombank và công ty VSH, tổ hợp nhà thầu sẽ cùng chỉ thị Vietcombank giữ và xử lý số tiền trên.

Thủy điện Thượng Kon Tum vẫn đang gấp rút thi công bất chấp những khó khăn mà tổ nhà thầu Trung Quốc gây ra

Tuy nhiên, đại diện công ty VSH cho rằng, quyết định này là vượt thẩm quyền mà pháp luật cho phép, trái pháp luật Việt

Nam
, không có hiệu lực thi hành theo pháp luật Việt
Nam
và sẽ gây thiệt hại cho VSH. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Huỳnh An, Phó ban Quản lý dự án thủy điện Thượng Kon Tum cung cấp thông tin: “Khi ban hành Quyết định 498, trọng tài viên Đặng Quang Phương đã không đồng ý vì cho rằng, làm vậy sẽ không phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hai trọng tài viên Yasunobu Sato và Peter Chapman lại căn cứ Điều 49.2.đ luật Trọng tài Thương mại 2010 và Điều 19.đ Quy tắc VIAC để đưa ra quyết định”.

Điều đáng nói là trong 06 BPKCTT được quy định trong luật Trọng tài Thương mại 2010 (Điều 49.2) và Quy tắc VIAC (Điều 19.1) có biện pháp “yêu cầu về việc tạm thời trả tiền giữa các bên”. Thế nhưng theo ông An, biện pháp này được hiểu là HĐTT sẽ yêu cầu một bên tạm thời thanh toán khoản tiền (có thể là số tiền đang tranh chấp) cho bên còn lại để đảm bảo khả năng thi hành phán quyết của HĐTT sau này. Tuy nhiên, biện pháp này là giao dịch được thực hiện giữa hai bên tranh chấp, không có sự tham gia của bên thứ ba.

“Vậy nhưng, biện pháp ký quỹ mà HĐTT yêu cầu Công ty chúng tôi thực hiện là quan hệ giao dịch ba bên gồm công ty VSH, Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc và ngân hàng Vietcombank. Rõ ràng hai giao dịch này có cấu trúc và cơ sở pháp lý hoàn toàn khác nhau. Như vậy, Quyết định 498 dựa vào Điều 49.2.đ luật Trọng tài Thương mại 2010 và Điều 19.đ Quy tắc VIAC để buộc công ty VSH thực thi nghĩa vụ là không chính xác và trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Trong khi hợp đồng giữa công ty VSH với Tổ hợp nhà thầu quy định rõ, việc phân xử những mâu thuẫn phát sinh sẽ tuân theo luật Việt

Nam
”, ông Huỳnh An nói.

Ngoài việc cho rằng, Quyết định 498 không phù hợp với pháp luật Việt Nam, đại diện công ty VSH còn “tố” Chủ tịch Hội đồng Trọng tài là ông Sato và trọng tài viên là ông Chapman đã thiên vị, cố ý bênh vực Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc là thiếu khách quan, thiếu vô tư trong việc xem xét các chứng cứ. Ông An chia sẻ: “Trong Quyết định 498, hai trọng tài viên Chapman và Sato có ghi nhận đầy đủ tất cả những tài liệu mà Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc và công ty VSH đã đệ trình nhưng chỉ xem xét, đánh giá kỹ càng các tài liệu của Tổ hợp nhà thầu mà không nhắc đến những tài liệu của VSH, hoặc nhắc đến một cách sơ sài, không thể hiện được là đã đọc và hiểu những tài liệu đó. Thậm chí, trong Quyết định, hai trọng tài này đã dẫn dắt người đọc theo hướng có lợi cho Tổ hợp nhà thầu Trung Quốc bằng cách trích dẫn tất cả những lập luận của Tổ hợp nhà thầu mà không xét đến, thậm chí không nhắc đến những lập luận của VSH”.

Đơn khởi kiện hai trọng tài viên

Tòa thụ lý vụ án VSH khởi kiện trọng tài

Bên cạnh những ý kiến mà chủ đầu tư là công ty VSH đưa ra ở trên, có một thông tin rất đáng lưu ý liên quan tới yêu cầu áp dụng BPKCTT giữa tổ hợp nhà thầu và VSH như sau. Ngày 1/3/2016, VSH đã nộp đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT (có sửa đổi bổ sung vào ngày 9/3/2016) lên TAND TP. Hà Nội. Trong đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của mình, công ty VSH muốn: Thứ nhất, buộc thành viên của Tổ hợp nhà thầu liên đới chịu trách nhiệm chuyển số tiền 20 triệu USD hoặc số tiền mà TAND TP. Hà Nội thấy hợp lý vào một tài khoản phong tỏa do tòa chỉ định; Thứ hai, công ty VSH  yêu cầu tòa phong tỏa tài khoản của Tổ hợp nhà thầu tại ngân hàng Trung Quốc (chi nhánh TP.HCM).

Ngày 24/3/2016, Thẩm phán TAND TP. Hà Nội Nguyễn Đình Tiến đã ban hành Thông báo số 458/TA-TKT (sau đây sẽ gọi là Thông báo 458) bác yêu cầu thứ nhất và chuyển yêu cầu thứ hai của VSH vào TAND TP.HCM để giải quyết theo thẩm quyền (vì ngân hàng Trung Quốc có chi nhánh ở TP.HCM). Nguyên nhân tòa bác yêu cầu thứ nhất của VSH là bởi, việc buộc thành viên của Tổ hợp nhà thầu chuyển số tiền 20 triệu USD vào một tài khoản phong tỏa nhằm đảm bảo cho việc thi hành án trong tương lai là không có cơ sở.

Sau đó, Tổ hợp nhà thầu cho rằng, việc tòa Hà Nội chuyển yêu cầu phong tỏa tài khoản của họ vào TAND TP.HCM để giải quyết là không hợp lý nên Tổ hợp nhà thầu đã có văn bản khiếu nại quyết định này. Thẩm phán Nguyễn Tuấn Vũ, Phó Chánh án TAND TP. Hà Nội đã xem xét lại toàn bộ Thông báo 458 và bác đơn khiếu nại của Tổ hợp nhà thầu, đồng thời giữ nguyên nội dung của Thông báo 458.

“Như vậy là hai ý kiến của Thẩm phán Nguyễn Đình Tiến và Thẩm phán Nguyễn Tuấn Vũ đều trùng với ý kiến của trọng tài viên Đặng Quang Phương. Tức là việc áp dụng BPKCTT bằng hình thức chuyển một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa và khoản tiền đó chịu sự quản lý của 3 bên là không phù hợp với pháp luật Việt Nam (bằng chứng là cả thẩm phán Tiến và thẩm phán Vũ đều bác yêu cầu của VSH khi muốn buộc thành viên của Tổ hợp nhà thầu chuyển số tiền 20 triệu USD vào một tài khoản phong tỏa). Vậy tại sao, Hội đồng Trọng tài vẫn ban hành Quyết định 498, buộc VSH chuyển hơn 211 tỷ đồng vào một tài khoản phong tỏa chịu sự quản lý của 3 bên? Chúng tôi cũng đã có văn bản báo cáo bộ Công thương về vấn đề nêu trên”, ông Huỳnh An khẳng định.

Thông báo thụ lý vụ án của TAND TP. Hà Nội

Cũng vì cho rằng, Quyết định 498 của HĐTT còn nhiều điểm chưa rõ ràng và gây thiệt hại cho Công ty nên ngày 1/7/2016, lãnh đạo công ty VSH đã gửi đơn khởi kiện tới TAND TP. Hà Nội, yêu cầu hai trọng tài viên Yasunobu Sato và Peter Chapman bồi thường thiệt hại gây ra vì quyết định áp dụng BPKCTT khác với quy định của pháp luật Việt Nam và vượt quá thẩm quyền. Ngày 18/7/2016, TAND TP. Hà Nội đã có văn bản thông báo thụ lý vụ án, đồng thời thông báo cho lãnh đạo công ty VSH và hai trọng tài viên nêu trên phải nộp cho tòa văn bản ghi ý kiến của mình đối với các yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo.

Ngày 6/10/2016, ban Đối ngoại Trung ương đã có công văn gửi bộ Công Thương và tập đoàn Điện lực Việt Nam trao đổi về việc công ty VSH kiện hai trọng tài viên Sato và Chapman. Nội dung công văn ghi, ngày 24/9/2016, ban Đối ngoại Trung ương đã nhận được thư của ông Yasunobu Sato, trọng tài viên, Chủ tịch tòa Trọng tài của trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) ở Hà Nội trình bày về nội dung Quyết định 498. Ông Sato cho rằng, việc HĐTT áp dụng BPKCTT đối với công ty VSH là không làm sai luật.

Mong muốn VSH rút đơn kiện

Văn bản ban Đối ngoại gử bộ Công Thương, tập đoàn Điện lực Việt Nam có thông tin: Mặc dù khẳng định việc áp dụng BPKCTT đối với công ty VSH là không làm sai luật nhưng trong thư gửi ban Đối ngoại, ông Yasunobu Sato lại e ngại vụ công ty VSH kiện hai trọng tài viên sẽ hủy hoại danh tiếng của VIAC. Ông Sato cũng cho rằng, giải pháp tốt nhất cho tất cả các bên liên quan ngoại trừ các luật sư đại diện cho các bên sẽ là thuyết phục công ty VSH từ bỏ vụ kiện ông Sato và ông Chapman để cùng nhau đàm phán giải quyết một cách hữu nghị. Ông Sato cũng thể hiện mong muốn, VSH rút lại đơn kiện các trọng tài viên ra tòa Hà Nội và cùng các bên đàm phán lại vấn đề này.

Phạm Văn

Tin nổi bật