Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Kỳ án vườn mít": Nhân chứng đặc biệt hé lộ nhiều "tình tiết mới"

(DS&PL) -

(ĐSPL) -Mới đây nhất, khi đứng đơn gửi VKSND Tối cao và TAND Tối cao với mong muốn được đứng ra làm nhân chứng cho Lê Bá Mai, bà Hảo đã bị đe dọa và buộc phải rời Bình Phước về quê nhà Bắc Giang tạm lánh.

(ĐSPL) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao vừa có công văn số 3895 gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo về quá trình thụ lý giải quyết đơn khiếu nại vụ án Lê Bá Mai phạm các tội giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra tại tỉnh Bình Phước.

Về đề nghị được làm chứng trong vụ án của bà Nguyễn Thị Hảo, công văn số 3895 của VKSND Tối cao khẳng định: "Đây không phải là vấn đề mới, quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra đã làm việc với bà Hảo. Các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định bà Hảo là người làm chứng trong vụ án, vì bà Hảo không phải là người trực tiếp biết về vụ án, không giải thích được một cách có căn cứ về những tình tiết của vụ án, lời trình bày của bà Hảo có nhiều mâu thuẫn và không có chứng cứ khác để kiểm chứng về những vấn đề bà nêu ra".

Vậy những gì mà nhân chứng này trước đó đã cung cấp thông tin cho báo chí liệu có đúng hay không? Để rộng đường dư luận, một lần nữa nhóm PV báo Đời sống và Pháp luật đã tìm về nơi bà Hảo đang lánh nạn sau nhiều lần bị đe dọa đến tính mạng.

Về quê tạm lánh vẫn canh cánh nỗi lo bị trả thù

Vụ án giết người, hiếp dâm trẻ em xảy ra tại xã An Khương, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản, Bình Phước) hay còn được biết đến với tên gọi "Kỳ án vườn mít" qua 10 năm với 6 lần xét xử, đối tượng được xác định gây ra vụ việc là Lê Bá Mai (SN 1892 quê Thanh Hóa) bị tuyên phạt tù chung thân. Cũng trong ngần ấy thời gian, có một người phụ nữ không họ hàng thân thích với Lê Bá Mai nhưng đã nhiều lần làm đơn xin được ra tòa làm chứng cho vụ án và minh oan cho Mai. Đó là bà Nguyễn Thị Hảo (56 tuổi, quê ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang).

Mới đây nhất, khi đứng đơn gửi VKSND Tối cao và TAND Tối cao với mong muốn được đứng ra làm nhân chứng cho Lê Bá Mai, bà Hảo đã bị đe dọa và buộc phải rời Bình Phước về quê nhà Bắc Giang tạm lánh.

Bà Hảo trao đổi thông tin với PV báo Đời sống và Pháp luật.

Không hẹn trước, khi chúng tôi đến, bà Hảo thật sự bất ngờ, bởi bà không nghĩ vẫn có người quan tâm đến vụ án này nữa khi mà cơ quan chức năng đã ra thông báo về sự việc bà đứng đơn làm chứng mới đây. Trên mảnh chiếu cói trải giữa ngôi nhà của cô em gái nằm ở rìa cánh đồng, bà Nguyễn Thị Hảo trải lòng mình về câu chuyện đứng đơn xin được làm nhân chứng chứng minh Lê Bá Mai không phải là hung thủ trong “kỳ án vườn mít” chục năm về trước. Suốt quá trình trò chuyện, ngoài việc đưa ra chứng cứ chứng minh Mai không phải là người gây ra vụ việc thì bà Hảo cũng canh cánh nỗi lo về sự an toàn của mình và người thân khi bị một số đối tượng lạ mặt đe dọa.

Lật giở cho PV xem tập tài liệu với nhiều đơn thư đã ố màu, nhiều bài báo được bà Hảo photo cẩn thận và bọc trong mấy lớp nilon viết về "kỳ án vườn mít". Bà Hảo cho biết, sau khi phục viên, bà vào Bình Phước lập nghiệp từ đầu những năm 1990 của thế kỷ trước và cư trú tại xã An Khương, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản, Bình Phước), nơi xảy ra vụ án.

Đơn đề nghị được ra làm chứng của bà Hảo.

Nhớ lại vụ án giết người, hiếp dâm cách đây chục năm, bà Hảo cho biết, tối 15/11/2004, khi đi ngang qua nhà Điểu Ky (bố của Thị Hằng người cùng đi mót sắn với Thị út-PV) bà Hảo nghe đám đông nói với nhau bằng tiếng S'Tiêng: "Ngày mai đổ hết tội cho thằng Mai, có như vậy mới đuổi được thằng Tuân (ông Dương Bá Tuân là chủ vườn mít thuê Mai làm thuê) ra khỏi mảnh đất này vì ông Tuân là người chiếm đất của dân tộc". Khi đó, bà Hảo nghĩ chắc họ đổ cho Mai xịt thuốc cỏ để trâu ăn chết gì đó. Bà cũng định nán lại nghe thêm nhưng con chó nhà Điểu Ky sủa dữ quá nên đã ra về.

Thông tin quan trọng bị mất cắp?

Sáng 16/11/2004 khi đang ngồi ở quán nhà Tư Quẹo, bà Hảo thấy một số người dân bàn tán chuyện có đông người đang tụ tập tại nhà ông Ky. Bà Hảo tới nhà ông Ky, lúc đó vào khoảng 9h. Tại đây bà Hảo thấy ông Ky nói một nhóm đi theo ông, còn một nhóm đi tìm Mai. Bà Hảo cũng đi theo. Khi thấy Mai đang làm ở rẫy mì, một nhóm thanh niên quây lại đánh Mai. Bà Hảo hỏi thì họ trả lời rằng Mai chở Út đi bỏ ở đâu từ ngày 11, 12 rồi không rõ tăm hơi. Nghe vậy bà liền chạy theo nhóm ông Điểu Ky đang đi tìm Thị Út. Bà Hảo theo sau, đến bên cạnh suối thì dừng lại, nhóm ông Ky lội qua suối. Bà Hảo ngồi hút thuốc thì nghe tiếng la "thấy rồi!".

Xung quanh khu vực vườn mít bốc mùi nồng nặc, xác Thị Út nằm dưới gốc mít đang trong tình trạng phân hủy. "Hiện trường không có dấu hiệu gì xô xát ẩu đả cả. Cây mì không đổ, không nghiêng ngả. Không hiểu sao khi chưa phát hiện ra xác cháu Út thì Mai đã bị đánh. Xâu chuỗi sự việc từ đêm hôm trước đến sáng hôm sau tôi thấy có nhiều điểm nghi ngờ, dường như Mai đã bị đổ tội...", bà Hảo nói.

Có một thông tin mà bà Hảo nắm được là trước thời điểm phát hiện thi thể Thị Út, nhiều người dân xã An Khương đã nhìn thấy một người tên N. đi vào vườn mít nhà ông Dương Bá Tuân lúc nửa đêm. Có người hỏi: "N. đi đâu đấy?" thì N. trả lời đi câu cá. Khi được hỏi: "Đi câu cá sao không mang cần câu?" thì N. im lặng.

Sau khi Lê Bá Mai bị bắt giam, bà Hảo gặp N. và hỏi: "Tại sao cháu lại đổ tội cho Lê Bá Mai?" thì N. trả lời: "Mợ hỏi Công an Sinh ấy". Lần thứ hai khi bà Hảo hỏi, N. đã quỳ xuống chân bà và xin: "Con lạy mợ, nếu con nói ra việc này thì cả nhà con bị giết"... Những lần nói chuyện này, bà Hảo đã ghi âm lại, thế nhưng sau đó máy ghi âm và hai cuộn băng của bà Hảo đã bị "mất cắp" một cách khó hiểu.

Xin được ra tòa đối chất

Từ những thông tin thu thập được, linh tính mách bảo bà Hảo rằng Mai bị kẻ khác đổ tội nên bà đã cung cấp thông tin cho gia đình Mai kêu oan. Ngoài ra, trong một số lần làm việc với cơ quan chức năng bà cũng nói sẵn sàng đứng ra làm chứng chứng minh Mai không phải là hung thủ sát hại Thị Út. Thế nhưng vì lý do bà bật máy ghi âm nên cán bộ điều tra khi đó không làm việc với bà nữa mà cho về.

Bà Hảo nhớ lại, năm 2013, khi đọc báo thấy tin chuẩn bị xét xử phúc thẩm lần ba vụ án của Lê Bá Mai, bà Hảo đã làm đơn gửi TAND Tối cao đề nghị xem xét lại vụ án và cho bà làm nhân chứng, tuy nhiên một lần nữa bà không nhận được câu trả lời. Tháng 7/2014, bà Hảo đã viết "Đơn trình bày nhân chứng trong vụ án Lê Bá Mai" gửi đến ông Vũ Đức Khiển (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao) và nhờ ông Khiển chuyển đơn đến Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị xem xét lại vụ việc.

Theo lời bà Hảo, từ sau khi gửi đơn, bà liên tục nhận được những cuộc điện thoại từ một số máy lạ gọi đến đe dọa để bà từ bỏ ý định đứng ra làm chứng và cấm được hé răng trong kỳ án vườn mít. Lo sợ xảy ra chuyện xấu với bản thân, cuối tháng 8/2014 bà Hảo phải trở về quê Bắc Giang tạm lánh một thời gian.

Sau khi nhận được đơn của bà Hảo do ông Vũ Đức Khiển gửi đến, Viện KSND Tối cao đã chủ trì và lập tổ công tác liên ngành gặp bà Hảo xác minh vụ việc. Ngày 15/9/2014, ông Lê Đình Tuấn - Viện trưởng VKSND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang - được VKSND Tối cao ủy quyền ký giấy mời bà Hảo đến trụ sở UBND xã (nơi bà cư trú) để làm việc. Buổi làm việc có đại diện VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Công an và tại đây bà Hảo đã trình bày lại toàn bộ nội dung vụ việc theo yêu cầu của tổ công tác. Tuy nhiên, những tình tiết bà Hảo đưa ra không được VKSND Tối cao chấp nhận.

Tâm sự về câu chuyện nhiều lần xin ra làm chứng mà không được, bà Hảo cho biết, mới đây Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã phủ nhận "tình tiết mới" trong “kỳ án vườn mít”. "Tôi không đồng tình với quan điểm này. Tôi đã làm đơn kiến nghị gửi các cấp có thẩm quyền với nội dung VKSND Tối cao bác bỏ một nhân chứng như tôi là hoàn toàn vô lý. Tôi đề nghị VKSND Tối cao phải để cho tôi ra trước phiên tòa đối chất với những người liên quan tới vụ án", bà Hảo mong muốn.

Làm rõ thông tin về nơi đang cất giữ chiếc máy ghi âm

Theo bà Hảo, chiếc máy ghi âm - vật chứng quan trọng trong vụ án đã bị mất cắp vào năm 2005. "Thế nhưng trong thông báo gửi đến các vị đại biểu Quốc hội của ông Phó viện trưởng VKSND Tối cao có viết, chiếc máy ghi âm này đã bị Công an tỉnh Bình Phước tịch thu. Đó là điều vô lý. Theo tôi, những đoạn ghi âm này cũng có thể được coi là tình tiết mới, làm thay đổi bản chất vụ án rất cần được cơ quan chức năng xem xét...", bà Hảo nói.

Tin nổi bật