Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kon Tum: Tạm dừng hoạt động cơ sở chế biến cá hấp không hợp vệ sinh

(DS&PL) -

(ĐSPL) Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bể hấp cá tại cơ sở của ông Thạch cáu bẩn, dụng cụ chế biến vứt bừa bãi trên sàn

(ĐSPL) - Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bể hấp cá tại cơ sở của ông Thạch cáu bẩn, dụng cụ chế biến vứt bừa bãi trên sàn, công nhân không được trang bị đồ bảo hộ theo đúng quy định…

Ngày 4/1, Đại diện Đội quản lý thị trường số 1 – Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho biết đơn vị đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xử phạt cơ sở chế biên kinh doanh cá tươi hấp do ông Trần Ngọc Thạch làm chủ do không đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước đó, Phòng cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Kon Tum nhiều lần nhận được phản ánh của người dân về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, chế biến cá tươi hấp tại Tổ 1, P Lê Lợi, TP Kon Tum do ông Trần Ngọc Thạch (SN 1987, trú tổ 1, P Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum) làm chủ.

Lò hấp cá cáu bẩn không hợp vệ sinh

Từ những tin báo trên, sau một thời gian dài nắm bắt tình hình về hoạt động của cơ sở chế biến cá tươi hấp trên, ngày 3/1, Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 1 – Sở Công thương thành lập đoàn liên nghành, kiểm tra đột xuất cơ sở trên.

Khi ập vào, các thành viên của đoàn kiểm tra liên ngành thấy hai trên ba lò hấp cá tại cơ sở trên đang hoạt động. Lò còn lại đang được công nhân xếp cá vào. Tuy nhiên do lâu ngày không được vệ sinh nên thành lò hấp cáu bẩn…

Tại thời điểm kiểm tra, phía bên trong cơ sở nồng nặc mùi tanh. Trên mặt sàn chật hẹp la liệt các dụng cụ chế biến cá hấp, ngay bên cạnh đó là hàng chục kg cá tươi đang chờ chế biến. Khi đoàn kiểm tra liên nghành yêu cầu xuất trình giấy tờ của số cá trên thì ông này không xuất trình được.

Trước những vi phạm không thể chối cãi về an toàn vệ sinh thực phẩm, đoàn kiểm tra đã thống nhất bàn giao vụ việc cho Đội Quản lý thị trường số 1 xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nghị định số 55/2010/QH12 Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tin nổi bật