Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời cho nhà phố đẹp và hiện đại

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Căn cứ vào thực tế nhu cầu sinh hoạt của gia đình để lựa chọn thiết kế giếng trời hài hòa với không gian thiên nhiên xung quanh.

Giếng trời là gì?

Giếng trời là một khoảng không gian trống theo phương thẳng đứng, kết nối từ tầng trệt lên tới mái nhà. Khu vực này đóng vai trò đưa ánh sáng tự nhiên và luồng không khí từ bên ngoài vào bên trong ngôi nhà, góp phần tạo nên sự thông thoáng và dễ chịu cho không gian sống.

Giếng trời thường gồm ba bộ phận: phần đỉnh, phần thân và phần đáy.

- Phần đỉnh nằm ở trên cùng, có thể được lợp bằng kính, tấm nhựa trong suốt hoặc kim loại để che mưa nắng.

- Phần thân kéo dài từ mái xuống, giúp dẫn ánh sáng và khí trời vào trong. Vật liệu xây dựng phần này thường là gạch, gỗ hoặc vật liệu tổng hợp.

- Phần đáy là khu vực sát mặt đất, thường được thiết kế đẹp mắt với cây xanh, hòn non bộ hoặc các tiểu cảnh trang trí.

Giếng trời đóng vai trò đưa ánh sáng tự nhiên và luồng không khí từ bên ngoài vào bên trong ngôi nhà.

Nguyên tắc thiết kế giếng trời trong nhà ống

Để giếng trời thực sự phát huy tác dụng, khi lên phương án thiết kế cần lưu ý các nguyên tắc sau:

1. Lựa chọn vị trí phù hợp

Giếng trời có thể được bố trí tại nhiều khu vực như phòng khách, khu bếp, hành lang cầu thang,... Tùy theo kích thước và đặc điểm từng ngôi nhà, vị trí nên được cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Đối với nhà ống dài, nên đặt giếng trời giữa hoặc cuối nhà để cân bằng ánh sáng và khí lưu thông. Trong trường hợp diện tích hẹp, việc tích hợp giếng trời ở khu vực cầu thang sẽ là giải pháp tiết kiệm không gian.

2. Hệ thống thoát nước

Với những giếng trời không có mái che, việc bố trí hệ thống thoát nước sàn là điều bắt buộc để tránh đọng nước gây ẩm mốc hoặc tràn vào trong nhà.

Nếu trang trí bằng cây xanh hay tiểu cảnh, cũng cần thiết kế đường dẫn thoát nước để tránh tình trạng cây bị úng.

3. Mái che phù hợp

Khi làm mái che, cần tính toán góc chiếu sáng tự nhiên để ánh nắng có thể xuyên qua hiệu quả. Nên chọn vật liệu có khả năng truyền sáng tốt, chịu nhiệt cao, chống tia UV và có độ bền trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Giếng trời.

4. Trang trí hợp lý

Bên cạnh phần đáy, phần thân giếng cũng có thể được trang trí thêm bằng cách ốp vật liệu như đá, gỗ hoặc treo các giỏ cây xanh, giúp không gian sinh động và thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên, cần tránh bố trí quá nhiều chi tiết phức tạp vì điều này có thể cản trở luồng sáng và không khí lưu thông.

5. Hạn chế tiếng vang

Bề mặt trong giếng trời không nên làm phẳng hoàn toàn vì dễ gây dội âm. Thay vào đó, nên sử dụng vật liệu có bề mặt nhám hoặc thiết kế dạng gồ ghề để giúp giảm tiếng vọng, tăng hiệu quả tiêu âm.

Tin nổi bật