Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kinh nghiệm đi lễ hội đền Hùng dâng hương ngày 10/3 âm lịch

(DS&PL) -

Kinh nghiệm đi lễ hội đền Hùng dâng hương sau đây chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch, người người đổ về đền Hùng tham gia lễ hội. Kinh nghiệm đi lễ hội đền Hùng dâng hương sau đây chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

Theo thông báo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019 rơi vào ngày chủ nhật (14/4), vì vậy người lao động sẽ được nghỉ bù 1 ngày vào thứ hai (15/4). Cộng thêm ngày nghỉ cuối tuần vào thứ bảy, người lao động được nghỉ tổng cộng 3 ngày trong dịp này, từ thứ bảy (13/4) đến hết thứ hai (15/4).

Vì thế dự kiến lượng người đổ về tham gia lễ hội ngày Giổ Tổ Hùng Vương sẽ tăng cao. Vì vậy, để có một chuyến thăm quan đền Hùng ngày Giỗ tổ 10/3 suôn sẻ và tiết kiệm, hãy tham khảo những kinh nghiệm du lịch sau đây.

Lịch nghỉ lễ của người lao động trong tháng 4 và tháng 5 tới - Ảnh: Tri thức trực tuyến

Hướng dẫn đi lại

Khu di tích đền Hùng nằm dưới chân núi Nghĩa Linh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Đền Hùng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km nên việc di chuyển đến khu di tích rất thuận tiện với đường đi rộng thoáng.

Du khách ở các địa phương có thể di chuyển vào đền Hùng theo những cách thức sau đây:

Có 3 tuyến đường đi đến Đền Hùng từ Hà Nội cho các bạn lựa chọn: Các bạn có thể đi hướng từ đường Phạm Văn Đồng ra Nam Thăng Long qua Vĩnh Phúc về Việt Trì rồi tới Đền Hùng, hoặc đi đường 32 bắt đầu từ Hồ Tùng Mậu qua Sơn Tây về Phú Thọ. Hai quãng đường này chỉ dao động trong khoảng 86 - 88km.

Tuy nhiên, để tránh tắc đường, các bạn có thể bắt đầu di chuyển bằng cách đi vào đại lộ Thăng Long về Sơn Tây rồi men theo Quốc lộ 32 rồi về Phú Thọ rồi Đền Hùng. Tuyến đường này có thể xa hơn một chút nhưng là lựa chọn tốt nhất cho các gia đình.

Thời gian

Lễ hội đền Hùng chắc chắn sẽ rất đông nên bạn hãy chủ động thời gian đi thật sớm. Theo người dân ở Việt Trì cho biết, những ngày cận kề và chính hội đền Hùng (khoảng thời gian từ mùng 3 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch), các ngả đường và những lối dẫn đến các đền đều chật cứng người nên bạn càng đi sớm thì đường càng thông thoáng hơn.

Khoảng buổi trưa sẽ là thời điểm đông đúc nhất và nắng nóng nhất nên du khách đến đền Hùng lên kế hoạch di chuyển sớm cho mình.

Trang phục, chú ý an toàn khi tham gia lễ hội

Khi tham gia lễ hội Đền Hùng, việc chen chúc, xô đẩy vì quá đông người là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, hãy giữ gìn tư trang của mình thật cẩn thận, đặc biệt là ví và điện thoại.

Chuẩn bị trang phục dễ chịu, lịch sự khi đi Đền Hùng là điều vô cùng cần thiết. Đến làm lễ dâng hương với những vị tiên tổ của dân tộc, bạn cần ăn mặc lịch sự, kín đáo để đảm bảo thuần phong mỹ tục. Không những vậy, khu di tích rất rộng với các đền thờ khác nhau nên việc đi giày đế thấp, giày thể thao đế mềm sẽ giúp cho việc di chuyển dễ dàng, thuận tiện hơn.

Lễ hội Đền Hùng thu hút rất nhiều người tham gia.

Dâng lễ

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh (nhà nghiên cứu văn hóa dân gian) việc dâng lễ nên tùy vào duyên cảnh của mỗi người. Ngoài hai loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng, bánh dày, mọi người cũng có thể dâng hương hoa hay lễ mặn là xôi – gà…Điều quan trọng chính là ở sự chân thành chứ không phải ở cái lễ.

“Dâng lễ vật lên tổ tiên không quan trọng ở vật chất mà nên dâng những cái tinh túy nhất, mang giá trị tinh thần chứ mâm cao cỗ đầy mà không chân thành cũng mất đi giá trị. Du khách có thể về với Đền Hùng chỉ cần thắp một nén hương để thể hiện tấm lòng hướng về ngày giỗ Tổ và cầu mong cho bản thân một điều gì đó. Tệ hại nhất là cúng ê hề, mâm cao cỗ đầy nhưng thiếu sự thành kính. Muốn lễ đúng phải lễ đủ nội dung là: Tạ ơn, sám nguyện, cầu nguyện, hứa nguyện sau đó mới đến dâng lễ”, GS.TS Ngô Đức Thịnh cho biết.

Ăn uống

Thông thường, các điểm vui chơi ăn uống dịp lễ hội khá đắt đỏ, giá sẽ cao hơn rất nhiều so với ngày bình thường và vệ sinh an toàn thực phẩm có thể không được đảm bảo. Vì thế, để tránh được tình trạng này bạn nên chọn những điểm ăn uống có vị trí cách xa hơn một chút so với Đền Hùng.

Trước khi đi, hãy cố gắng tìm hiểu, tham khảo kỹ các điểm ăn ngon để tránh được tối thiểu là mặt vệ sinh để đảm bảo sức khỏe của chính mình và người thân.

Lưu ý tiếp theo khi lựa những quán ăn để tránh bị "chặt chém" là hãy để ý thật kỹ giá cả, chọn được những quán có ghi giá rõ ràng, cụ thể thì càng tốt.

Vui chơi

Lưu ý hỏi thật kỹ giá vé trước khi mua. Giá vé của quần thể du lịch Đền Hùng bao gồm các loại vé như sau: Vé vào bảo tàng, vé đi xe điện, vé lên các ngôi đền. Giá vé không cao, nhưng để tránh xảy ra những xích mích hoặc hiểu lầm không đáng có, hãy cố gắng hỏi kỹ về giá cả và rõ ràng về tiền nong.

Mỗi dịp lễ hội, hầu như sẽ có rất nhiều kẻ gian lợi dụng lòng tin của du khách, đã xảy ra rất nhiều hiện tượng mua phải vé giả, nên các bạn cần chú ý thật kỹ, nếu buộc phải xếp hàng mới đến lượt mua vé vì quá đông thì hãy cố gắng chờ một chút.

Không mua vé từ những người đi mời chào, không rõ nguồn gốc, không phải người quản lý hoặc bán vé của các điểm du lịch tại Đền Hùng.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm - Ảnh: Minh họa

Nghỉ ngơi

Thông thường du lịch tham quan đền Hùng sẽ đi trong 1 ngày. Tuy nhiên nếu bạn ở quá xa thì hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một khách sạn hay nhà nghỉ để ngủ.

Tại gần Đền Hùng cũng có rất nhiều nhà nghỉ/khách sạn từ cao cấp đến bình dân nên các bạn cũng không cần quá lo lắng về điều này. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn nghỉ ở trung tâm nếu muốn tham quan TP. Việt Trì.

Cân nhắc khi cho trẻ nhỏ đi cùng

Nói đến đi lễ hội là ai cũng thích, thích nhất là người già và trẻ con và các thanh niên. Mà đã là lễ hội là phải đông người, không thể một lễ hội mà lại vắng vẻ được. Khi số người tham gia trở nên đông không kiểm soát được, lúc đó, đối tượng gặp nguy hiểm nhất chính là người già và trẻ em.

Hình ảnh hàng trăm em nhỏ cùng các cụ già phải nhờ đến lực lượng công an giải cứu khỏi biển người, những người phụ nữ ngất xỉu được đưa ra ngoài bởi phải đứng dưới nắng nóng, ngột ngạt trong suốt thời gian đứng chờ dưới chân núi là bài học để các bậc phụ huynh nên cẩn trọng khi cho con nhỏ đi lễ hội.

Nếu đưa trẻ em đi cùng, các gia đình nên trông con cẩn thận. Dặn dò con nếu bị lạc bố mẹ thì cần làm gì và nhắc trước các em nhỏ luôn phải nắm tay bố mẹ khi đi đường. Nếu lối đến các đền ở khu di tích quá đông, các bố mẹ nên bế hoặc cõng các bé để không bị lạc và giúp các em nhỏ đỡ mệt.

Trên đây là những lưu ý quan trong giúp bạn có thể tham dự lễ hội đền Hùng an toàn và không quá tốn kém về chi phí.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật