Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kiến nghị xử lý hơn 2.100 tỷ đồng sai phạm tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM

(DS&PL) -

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT trong lĩnh vực giao thông môi trường trên địa bàn TP HCM.

Theo báo Dân Việt, Thanh tra Chính phủ thanh tra việc triển khai thực hiện 6 dự án BT, BOT: Dự án xây dựng cầu Phú Mỹ; Dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ; Dự án cải tạo, nâng cấp QL 1A, đoạn An Sương – An Lạc; Dự án Xa lộ Hà Nội; Dự án cầu Bình Triệu II; Dự án Xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu và phát lộ một số vi phạm của DN lẫn cơ quan chính quyền sở tại.

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, UBND TP HCM đã không thực hiện xây dựng danh mục dự án, không thực hiện công bố hoặc công bố chậm danh mục dự án (Riêng dự án xây dựng cầu Phú Mỹ không kiến nghị đưa vào danh mục công bố dự án). Công tác lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu theo hình thức chỉ định (dự án xây dựng cầu Phú Mỹ thực hiện theo hình thức đấu thầu; Dự án cải tạo, nâng cấp QL1A, đoạn An Sương – An Lạc và Dự án Xây dựng đường nối Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu có ý kiến của Thủ tướng) không đúng quy định pháp luật về chỉ định nhà đầu tư… 

Dự án BOT cầu Phú Mỹ được Thanh tra Chính phủ chỉ ra có nhiều sai phạm. Ảnh: Tri thức Trực tuyến

Theo Thanh tra Chính phủ, UBND TP HCM đã tổ chức lập dự án khả thi hoặc chỉ đạo nhà đầu tư lập dự án đầu tư, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án khả thi, triển khai thực hiện hoặc để cho các đơn vị thực hiện chưa đầy đủ, chậm trễ, sai quy định.

Cụ thể: Không lập hồ sơ và báo cáo thẩm định dự án điều chỉnh (dự án cầu Phú Mỹ); chậm lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh dự án (Dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ); để nhà đầu tư phê duyệt dự án vượt thẩm quyền (dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội); phê duyệt chưa đảm bảo đầy đủ, thiếu chính xác, tăng sai tổng mức đầu tư (dự án nâng cấp QL1A, đoạn An Sương – An Lạc, Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, Dự án đường nối từ Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu).

Thanh tra Chính phủ kết luận, trách nhiệm trong thẩm định và phê duyệt dự án thuộc về UBND TP.HCM, trực tiếp là Sở GTVT, Sở KH&ĐT và các cơ quan liên quan. Riêng với thẩm định và phê duyệt dự án cải tạo nâng cấp QL 1A đoạn An Sương – An Lạc giai đoạn 2000-2010 thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT.

Cơ quan Thanh tra cũng xác định trách nhiệm của UBND TP.HCM và các cơ quan chuyên môn trong vi phạm ở các dự án nêu trên như: đàm phán và ký kết hợp đồng không chính xác với nhà đầu tư (dẫn tới thời gian khai khác thu phí hoàn vốn không đúng quy định); chậm tiến độ (GPMB không đúng tiến độ; năng lực chủ đầu tư yếu); lập hồ sơ quyết toán dự án chậm, sai về chế độ…

Theo báo Chính phủ, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, UBND thành phố HCM xử lý sai phạm hơn 2.172 tỷ đồng của các dự án. Trong đó, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư của các dự án với giá trị là 1.467.627,94 triệu đồng (phê duyệt không đúng thẩm quyền 1.400.000 triệu đồng; phê duyệt tăng sai 67.627,94 triệu đồng). Giảm tổng vốn đầu tư, điều chỉnh hợp đồng các dự án với giá trị là 90.652,6 triệu đồng; loại khỏi phương án tài chính cầu Bình Triệu II là 49.067,67 triệu đồng. Giảm giá trị quyết toán dự án với giá trị là 497.335,21 triệu đồng.

Đồng thời kiểm tra, xem xét việc thực hiện duy tu, sửa chữa đảm bảo theo các điều khoản của hợp đồng với giá trị là 26.766 triệu đồng; thẩm định chi phí duy tu của Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội do quyết toán theo phương án khoán loại ra khỏi chi phí là 5.777676.711 đồng, nếu thực tế nhà đầu tư có chi phí hợp lý cho công tác duy tu, sửa chữa thì UBND Thành phố xem xét, quyết định thanh toán cho nhà đầu tư.

Thu về ngân sách Thành phố từ các nhà đầu tư với giá trị là 41.113,28 triệu đồng do thực hiện không đúng quy định.

Về xử lý trách nhiệm, UBND Thành phố, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bình Dương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân đã vi phạm các quy định của pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao đã nêu trong phần kết luật thanh tra.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật