Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kiến nghị tăng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ: Tránh tình trạng… “hạ cánh an toàn”

(DS&PL) -

UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng kiến nghị điều chỉnh thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức như thời hiệu xử lý kỷ luật về mặt Đảng.

Liên quan đến vấn đề UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị điều chỉnh thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức như thời hiệu xử lý kỷ luật về mặt Đảng, ngày 21/8, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc sở Nội vụ.

Về vấn đề này, ông Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc sở Nội vụ TP.HCM cho biết, từ thực tế, tại TP.HCM có một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, nếu áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là 24 tháng thì nhiều người sẽ thoát tội.

Cũng theo ông Đạo, có nhiều vụ việc, sau này cơ quan chức năng mới có điều kiện thanh tra, kiểm tra phát hiện ra sai sót của cán bộ, công chức, viên chức, nhưng do vướng quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật nên đã không xử lý được công chức vi phạm. Từ thực tế đó, TP quyết định kiến nghị nhằm xử lý những trường hợp vi phạm, đảm bảo nghiêm minh pháp luật hơn.

“Theo kiến nghị mới được đề xuất, nếu trong quá trình công tác, anh sai phạm dù đã lâu, nhưng sau khi thực hiện thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện sai phạm thời kỳ đương chức thì vẫn bị xử lý kỷ luật theo quy định, trong vòng 5 năm, 10 năm sau vi phạm. Theo quy định cũ, nếu anh vi phạm đã 3 năm giờ mới phát hiện ra, đáng lẽ tội anh bị xử lý khiển trách hay cảnh cáo nhưng do hết thời hiệu xử lý, anh có thể thoát tội”, ông Đạo nói.

“Tôi chưa dám khẳng định TP.HCM là đơn vị đi đầu trên cả nước để đưa ra đề xuất về tăng thời hiệu xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức, nhưng tôi tin rằng, với đề xuất này nếu được Chính phủ đồng ý sẽ mang lại nhiều mặt tích cực, giúp xử lý vi phạm đúng người đúng tội”, Phó Giám đốc sở Nội vụ TP.HCM cho biết thêm.

Chia sẻ thêm với PV, ông Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc sở Nội vụ TP.HCM cho biết: “Tôi cho rằng, thời hiệu xử lý kỷ luật áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức tăng lên thì sẽ tăng cường tính răn đe, tính kỷ cương, kỷ luật của bộ máy hành chính Nhà nước. Thực tế, hiện nay nhiều trường hợp vi phạm khi đã qua 2 năm là tưởng mình đã thoát tội, đã "hạ cánh" an toàn. Đồng thời, nó cũng tránh được tình trạng người ta hay ví "để lâu...hóa bùn" khi nói về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức từng có sai phạm trước đó”.

Ông Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc sở Nội vụ TP.HCM.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị điều chỉnh thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức như thời hiệu xử lý kỷ luật về mặt Đảng.

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Quy định 102/2017 của ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật Đảng viên, thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng được quy định là 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng khiển trách, 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

Lý do mà UBND TP.HCM đưa ra kiến nghị này là vì hiện nay Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định 27/2012 của Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường hoàn trả của viên chức quy định thời hiệu kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Thời gian qua, tại TP.HCM có một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, đến khi phát hiện thì đã quá thời hiệu xử lý kỷ luật, không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Từ thực trạng đó, theo đề xuất của UBND TP.HCM sẽ nâng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là 5 năm đối với hình thức kỷ luật khiển trách, 10 năm đối với các hình thức kỷ luật khác theo quy định.

Lành Nguyễn

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật