Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kiên Giang: Nông dân bức xúc vì bị cán bộ xã ăn chặn tiền hỗ trợ

(DS&PL) -

nhiều cán bộ xã đã thông đồng, móc nối với người dân nâng khống diện tích thiệt hại để nhận tiền hỗ trợ. Các cán bộ xã còn đưa người không có thiệt hại vào danh sách.

(ĐSPL) - Trước thực trạng toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 56.000 ha lúa bị thiệt hại nặng do hạn mặn và bị ngập úng do mưa dầm, UBND tỉnh Kiên Giang đã quyết định cấp hơn 108 tỉ đồng để giúp người nông dân khắc phục khó khăn. Thế nhưng, nhiều cán bộ xã đã thông đồng, móc nối với người dân nâng khống diện tích thiệt hại để nhận tiền hỗ trợ. Thậm chí, các cán bộ xã còn đưa người không có thiệt hại vào danh sách hỗ trợ và nhận tiền. Không ít cán bộ xã còn cắt xén tiền hỗ trợ của nông dân một cách trắng trợn.

Đủ cách “ăn chặn” tiền hỗ trợ

Phản ánh với PV, bà Đ.T.T.H. (ngụ xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận) bức xúc nói: “Gia đình tôi có 4 ha lúa bị thiệt hại 100\%. Theo quy định của tỉnh thì gia đình tôi được hỗ trợ 8 triệu đồng. Thế nhưng, UBND xã Vĩnh Thuận chỉ hỗ trợ cho gia đình tôi 2 triệu đồng”.

Bà H. nói tiếp: “Trước đó, tôi đã báo cho chính quyền địa phương là gia đình nhà tôi có 4ha lúa bị chết khô. Tuy nhiên, không một ai xuống kiểm tra, xác minh. Khi tôi ra xã ký nhận tiền hỗ trợ 2 triệu đồng, cán bộ xã còn yêu cầu tôi đóng đủ các loại phí với tổng số tiền lên tới 220 ngàn đồng. Vì thế, tiền hỗ trợ của tôi trên thực tế chưa được 2 triệu đồng. Điều khiến tôi vô cùng bức xúc là cán bộ xã không đưa biên lai thu tiền phí và cũng không nói là thu phí đó để làm gì”.

Ông N.V.T. (ngụ xã Vĩnh Thuận) phẫn nộ nói: “Gia đình tôi thiệt hại 95\% diện tích lúa do hạn mặn. Theo quy định, gia đình tôi được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Thế nhưng, không hiểu cán bộ xã làm theo quy định nào khi bắt tôi phải đóng các loại tiền như tiền quỹ an ninh quốc phòng, quỹ thiên tai, quỹ cơ sở hạ tầng, quỹ đền ơn đáp nghĩa... thì mới cho nhận tiền hỗ trợ”.

Ông N.T. (ngụ xã Vĩnh Thuận) cũng cho hay: “Tôi có 2ha lúa bị thiệt hại 100\% do hạn mặn và 1ha lúa thiệt hại do ngập úng. Theo quy định, gia đình tôi được nhận tiền hỗ trợ thiệt hại là 6 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi chỉ nhận được 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ. Khi hỏi cán bộ xã thì họ nói đây là quy định của địa phương”?!

Một số cán bộ đang làm việc tại UBND xã Vĩnh Thuận (không muốn nêu tên) tiết lộ, nhiều cán bộ xã đã thông đồng, móc nối với một số người dân nâng khống diện tích lúa thiệt hại do hạn mặn và ngập úng để nhận tiền hỗ trợ của tỉnh rồi chia nhau. Thậm chí, người phụ trách chi tiền hỗ trợ còn đưa người dân không có diện tích lúa bị thiệt hại vào danh sách hỗ trợ và đến xã ký nhận tiền.

Nông dân xã Vĩnh Thuận thiệt hại do hạn mặn và ngập úng nhưng tiền hỗ trợ lại bị “cắt xén”.

Kiểm tra, xử lý các trường hợp nhận trợ cấp sai quy định

Thông tin với PV về thông tin hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do hạn mặn và ngập úng đầu mùa mưa, ông Lâm Hiền Lương (Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận) cho biết: “Theo quy định của tỉnh, quy trình xét tiền hỗ trợ của địa phương hết sức chặt chẽ. Sau khi cán bộ xã thống kê, xác minh thì lập danh sách sau đó gửi cho huyện phê duyệt rồi niêm yết tại xã. Nông dân nào có tên trong danh sách thì đến ký nhận tiền”.

Trả lời PV về các khoản phí mà người nông dân phải đóng khi nhận tiền hỗ trợ, ông Lương cho biết: “Xã không có chủ trương cho các ấp thu tiền quỹ hàng năm như quỹ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, đền ơn đáp nghĩa... Về việc này, xã sẽ cho kiểm tra lại”.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang nói: “Tôi đã nắm được thông tin về những bức xúc của nông dân về việc thực hiện chương trình hỗ trợ của tỉnh đối với diện tích lúa bị hạn mặn và ngập úng. Chính sách của tỉnh nhằm góp phần giúp người nông dân vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất trở lại. Tuy nhiên, trong thực tế việc triển khai có nhiều bất cập. Để chấn chỉnh việc này, Sở đã có công văn gửi đến các địa phương có diện tích lúa bị thiệt hại về việc kiểm tra, xử lý các trường hợp cấp hỗ trợ thiệt hại lúa không đúng quy định”.

Lập hồ sơ khống ăn chặn tiền tết của người nghèo

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, nhiều nông dân còn phản ánh về việc tại địa phương có hơn 80 hộ nghèo được nhận tiền hỗ trợ ăn tết Nguyên đán nhưng cán bộ xã lập hồ sơ, chứng từ khống để chiếm đoạt mà không chi cho người dân. Bà N.T.L. (người địa phương) bộc bạch: “Theo quy định của huyện thì mỗi hộ nghèo sẽ nhận được một phần quà tết trị giá 150 ngàn đồng (gồm gạo, các nhu yếu phẩm trong gia đình) và 350 ngàn đồng tiền mặt. Cũng theo thông báo của xã là ông Huỳnh Văn Tấn (Chủ tịch hội Chữ thập đỏ xã) sẽ đến phòng LĐ-TB&XH huyện nhận 31 triệu đồng rồi lập danh sách chi cho người dân và làm các thủ tục quyết toán. Thế nhưng, sau khi ông Tấn nhận được tiền thì không một hộ nghèo nào được nhận hỗ trợ. Khi ra xã kiểm tra thì người dân phát hiện các chữ ký trong danh sách ký nhận đều là giả mạo”.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Đặng Văn Dũng (Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thuận) thừa nhận có thực trạng trên và danh sách mà ông Tấn đưa cho xã là danh sách khống và các hồ sơ thanh quyết toán tiền hỗ trợ tết cho các hộ nghèo của xã là sai quy định. Hiện xã đang kiểm tra để xử lý.

T.HIỀN – Q.HUY 

[mecloud]nfB50u0UrA[/mecloud]

Tin nổi bật