Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội sai phạm của Sagri

(DS&PL) -

Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2018 gửi Quốc hội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã chỉ ra nhiều sai phạm, trong đó có sai phạm về đất đai và tài chính.

Trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2018 gửi Quốc hội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước, trong đó có sai phạm về đất đai và tài chính của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri)…

Sử dụng vốn vay sai mục đích

Theo đó, trong năm 2018, KTNN đã kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2017 của 253 doanh nghiệp thuộc 31 Tập đoàn, Tổng công ty và công ty. Theo kết quả kiểm toán cho thấy, một số doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, có doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, hệ số bảo toàn vốn thấp…

Đối với việc sử dụng vốn vay sai mục đích, KTNN nêu cụ thể Sagri có 4 hợp đồng vay 11 triệu Euro và 150 tỷ đồng mục đích vay là bổ sung vốn lưu động nhưng lại chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Đối với các khoản vay này, tài  liệu của PV có được cho thấy, năm 2016 và 2017, Sagri ký vay 3 hợp đồng ngoại tệ với Ngân hàng Shinhan Bank Viet Nam với số tiền là 11,3 triệu Euro, quy đổi thành VNĐ là 274, 727 tỷ đồng. Mục đích vay tại các hợp đồng này là bổ sung vốn lưu động. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Sagri đem đi gửi có kỳ hạn tại ngân hàng khác.

Do đó, tại thời điểm đáo hạn, vốn gốc phải trả 11,3 triệu Euro quy đổi tiền VNĐ là 299,722 tỷ đồng. Kết luận của Thanh tra TP.HCM sau đó khẳng định khẳng định chênh lệch tỷ giá đối với vốn gốc phải trả ngân hàng là 24,995 tỷ đồng.

Tháng 12/2017, Sagri ký tiếp hợp đồng vay VNĐ với Ngân hàng Shinhan Bank Viet Nam số tiền 150 tỷ đồng,  mục đích vay là bổ sung vốn lưu động. Tuy nhiên, sau khi được giải ngân, Sagri đã sử dụng sai mục đích, đem tiền đi gửi có kỳ hạn sang ngân hàng khác.

Khu đất 650 ha mà Sagri mang đi hợp tác với Tập đoàn Trung Thuỷ tại xã Phú Mỹ Hưng.

Kết luận cho thấy, tại các thời điểm ký hợp đồng vay tiền, SAGRI vẫn rủng rỉnh với một lượng lớn tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng nên Tổng công ty này đi vay tiền để bổ sung vốn lưu động là không cần thiết, làm phát sinh chi phí lãi vay, lỗ do chênh lệch tỷ giá, giảm hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước. Đồng thời, việc vay tiền sau đó gửi ngân hàng có kỳ hạn là sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

“Bờ xôi ruộng mật” rơi vào tay tư nhân

Về quản lý và sử dụng đất đai, trong bao cáo gửi Quốc hội lần này, KTNN cho biết diện tích, số lượng cơ sở đất mà các Tập đoàn, Tông công ty  và DNNN được giao rất lớn song chưa được bản thân doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ; nhiều diện tích đất chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp… Trong đó, chỉ riêng Sagri “đóng góp” 164 ha đất sử dụng sai mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp…

Ở một diễn biến khác, trong các kết luận Thanh tra và Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành cũng cho thấy, hàng nghìn ha đất do Sagri quản lý đã lần lượt bị “chia năm xẻ bảy”, sử dụng sai mục đích.

Cụ thể, năm 2016, Tập đoàn Trung Thuỷ và Sagri ký hợp đồng hợp tác và thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp Trung Thuỷ Agri với ốn điều lệ ban đầu là 164 tỷ đồng, trong đó Sagri đóng góp 36% vốn điều lệ (tương đương 59 tỷ đồng) và Tập đoàn Trung Thuỷ đóng 64% (tương đương 104 tỷ đồng). Pháp nhân mới này ra đời để thực hiện dự án Khu sản xuất nông nghiệp có quy mô 650 ha tại xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi trên khu đất của Công ty Bò sữa.

Kết luận Thanh tra số 05 của Thanh tra TP.HCM khẳng định, việc bàn giao đất cho Công ty TNHH Nông nghiệp Trung Thuỷ Agri để hợp tác sản xuất nông nghiệp khi chưa được UBND TP.HCM chấp thuận giao đất, chưa thực hiện thủ tục thu hồi đất là vi phạm quy định tại Điều 2, Quyết định công nhận quyền sử dụng đất số 5039, bởi Sagri “ không được chuyển nhượng, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất dưới bất kỳ hình thức nào”. Kết luận Thanh tra cũng chỉ rõ, khu đất 650ha của Công ty Bò sữa thuê đất hàng năm nhưng Sagri và Công ty Bò sữa sử dụng quyền quản lý, sử dụng mặt bằng khu đất để góp vốn là vi phạm Điều 175, Luật Đất đai năm 2013.

Về mặt pháp lý, Công ty Bò sữa không còn là công ty thành viên trực thuộc Sagri là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM.

Cũng liên quan quan đến sai phạm đất đai, ngày 9/12/2015, Tập đoàn Trung Thuỷ và Công ty Agrimexco (công ty 100% vốn của Sagri) cũng đã ký hợp tác để thành lập Công ty TNHH Trung Thuỷ Agri nhằm thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên 5 khu đất phải di dời do không còn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Tuy nhiên, tại thời điểm Công ty TNHH Trung Thuỷ Agri được thành lập, UBND TP.HCM chưa ban hành quyết định phê duyệt danh mục các cơ sở phải di dời, Công ty Agrimexco chưa tính toán tổng mức đầu tư của các dự án để đảm bảo về khả năng tài chính liên doanh thực hiện thực hiện dự án là không đúng quy định tại Điều 8, Quyết định số 86 ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, việc góp vốn thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thuộc ngành nghề kinh doanh phải thoái vốn theo Quyết định số 929 ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc lĩnh vực không được phép đầu tư theo Nghị định 91 ngày 13/10/2015 của Chính phủ.

Đặc biệt, nhiều khu đất nằm ở những vị trí đắc địa tại các quận nội thành cũng được Sagri “bắt tay” làm ăn với các công ty do bà Dương Thanh Thuỷ và con trai bà này là Nguyễn Trung Tín (bà Thuỷ là đại diện pháp luật và ông Tín là giám đốc Tập đoàn Trung Thuỷ), thông qua cách thành lập pháp nhân mới với tỷ lệ góp vốn Sagri là 27% và đối tác là 73% để thực hiện dự án.

Bằng cách hợp tác này, hơn 200.000 m2 tại 17 mặt bằng nằm ở các vị trí đắc địa ở các huyện Thủ Đức, Củ Chi, Bình Thạnh, Bình Chánh, Q7 được Sagri mang đi hợp tác với các công ty do bà Dương Thanh Thuỷ và ông Nguyễn Trung Tín đứng tên (như Công ty như Công ty TNHH Lancaster Tân Thuận, Công ty TNHH Trung Thuỷ Lancaster, Công ty bất động sản Tín Nghĩa) mà không qua đấu giá.

Việc làm ăn với tỷ lệ 27% và 73% giữa Sagri và các công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Trung Thuỷ để khai thác quỹ đất nói trên được Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Thành phố xác định là trái quy định của pháp.

PV

Tin nổi bật