Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khủng hoảng bất động sản khiến giới các tỷ phú Trung Quốc “nghèo đi”

  • Vân Anh
(DS&PL) -

2 năm sau khi Evergrande vỡ nợ đánh dấu thời điểm thị trường bất động sản Trung Quốc rơi vào khủng hoảng, số lượng tỷ phú tại nước này ngày càng giảm.

Thông tin trên báo Dân trí, theo danh sách những người giàu nhất Trung Quốc được tờ Hurun công bố mới đây, số người có tài sản trên 690 triệu USD (gần 17.000 tỷ đồng) ở nước này đã giảm 15% so với đỉnh năm 2021.

Top 10 tỷ phú Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asia

Đứng đầu danh sách vẫn là Zhong Shanshan, ông chủ đế chế nước đóng chai Nongfu. Ông Zhong Shanshan đã giữ vị trí này trong 3 năm liền, với khối tài sản 62 tỷ USD.

Á quân là ông Pony Ma của Tencent với tài sản 38,6 tỷ USD.

Danh sách năm nay có 1.241 người với tổng tài sản giảm 4% so với năm ngoái, xuống còn 3.200 tỷ USD. Trong đó, 898 cá nhân bị giảm tài sản hoặc đi ngang.

"Số lượng tỷ phú USD của Trung Quốc đã giảm 51 người trong 1 năm và 290 người trong 2 năm. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới với 895 tỷ phú, cao hơn Mỹ khoảng 200 người và gần gấp 3 lần Ấn Độ", Rupert Hoogewerf, Chủ tịch Hurun, chia sẻ với Nikkei Asia.

Hurun cho biết điều này phản ánh nền kinh tế chịu tác động từ khủng hoảng bất động sản và cạnh tranh tăng cao trong ngành thương mại điện tử.

Ngoài ra, trong 179 cá nhân rời danh sách người giàu Trung Quốc năm nay có 15% thuộc lĩnh vực bất động sản. Ngành này đã rơi vào khủng hoảng suốt 2 năm qua và chưa có nhiều dấu hiệu hồi phục.

Có thể nói chịu tác động mạnh nhất trong năm qua là các tỷ phú bất động sản. Wang Jianlin, nhà sáng lập tập đoàn bất động sản Dalian Wanda, chứng kiến tài sản "bốc hơi" 7,3 tỷ USD. Ông tụt 57 bậc, xuống thứ hạng 89 với 6,4 tỷ USD. Wang từng giàu nhất Trung Quốc.

Wang Jianlin, nhà sáng lập hãng địa ốc Dalian Wanda Group. Ảnh: Reuters

Sự thay đổi trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc vài năm gần đây đã sản sinh ra nhiều cá nhân giàu có trong lĩnh vực y tế và công nghệ tiên tiến, thay thế cho các cá nhân trong lĩnh vực bất động sản và sản xuất truyền thống.

"So với 10 năm trước, 80% cá nhân trong danh sách mới nhất của Hurun đều là gương mặt mới, cho thấy sự chuyển dịch to lớn của Trung Quốc", Chủ tịch Hurun nhấn mạnh với Nikkei Asia.

Khủng hoảng bất động sản bắt đầu xuất hiện vào năm 2020 - thời điểm thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu hạ nhiệt sau chiến dịch giảm tốc tăng trưởng. Các biện pháp hạn chế do COVID-19 cũng khiến những người có ý định mua nhà trở nên lo sợ.

Tuy nhiên, đến năm 2021, Evergrande và các hãng địa ốc khác tại Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản.

Trong đó phải kể đến hãng bất động sản China Evergrande Group. Từng là hãng bất động sản hàng đầu Trung Quốc, Evergrande giờ chỉ được biết đến là công ty nặng nợ nhất thế giới, với hơn 300 tỷ USD.

Ông Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn), Chủ tịch hãng bất động sản China Evergrande Group.

Theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index, tài sản của ông Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn), Chủ tịch China Evergrande Group hiện chỉ còn 979 triệu USD. Điều đáng nói, ông Hui từng là người giàu nhì Trung Quốc năm 2017, với 42 tỷ USD. Như vậy, tài sản của ông hiện đã giảm tới 98%, theo tạp chí Nhịp sống thị trường.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật