Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khu vực Donbas có ý nghĩa gì đối với chiến dịch của Nga?

(DS&PL) -

Khu vực Donbas, miền Đông Ukraine, hiện được coi là trọng tâm chiến dịch quân sự của Nga.

Cuối tháng 2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Động thái này được đưa ra sau khi ông Putin chính thức công nhận độc lập cho 2 khu vực ly khai Donetsk và Luhansk. 

Truyền thông thế giới nhận định việc Nga công nhận Donetsk và Luhansk báo hiệu sự sụp đổ của một thoả thuận hoà bình kéo dài 7 năm, mang tên thoả thuận Minsk. 

Sau hơn 1 tháng diễn ra chiến dịch quân sự, Nga đã chuyển hướng chiến dịch quân sự của mình, một lần nữa tập trung vào khu vực Donbas. 

Điều gì đã xảy ra ở Donetsk và Luhansk trong vùng Donbas?

Vùng Donbas ở miền Đông Ukraine trước đây được biết đến là một khu vực có ngành công nghiệp phát triển, với năng lực khai thác và sản xuất thép hạng nặng, cũng như trữ lượng than lớn.

Tuy nhiên, kể từ năm 2014 - khi chiến sự xảy ra, Donbas đã được chia thành các vùng lãnh thổ riêng biệt bao gồm các phần do Kyiv kiểm soát và các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk, còn được gọi là DPR và LPR.

Bản đồ khu vực Donbas, miền Đông Ukraine. Ảnh: Washington Post 

Những người theo chủ nghĩa ly khai tuyên bố tất cả các khu vực Donetsk và Luhansk là lãnh thổ của họ, nhưng họ chỉ kiểm soát khoảng 1/3 khu vực - khoảng 6.500 dặm vuông, theo một số ước tính - dọc theo biên giới với Nga. Moscow từ đó đến nay đã công nhận các yêu cầu về lãnh thổ của phe ly khai, vốn có diện tích rộng gấp 3 lần diện tích mà họ thật sự kiểm soát. Các yêu cầu này bao gồm cả các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Ukraine, chẳng hạn như cảng Mariupol quan trọng trên Biển Azov.

Washington Post cho biết rất khó xác định dân số chính xác của phe ly khai Donetsk và Luhansk, nhưng có một số ước tính họ cho rằng khu vực này có lần lượt 2,3 triệu và 1,5 triệu người. Trong đó, 2 khu vực này cũng có cộng đồng người Nga và người nói tiếng Nga lớn.

Những cuộc xung đột giữa phe ly khai Donbas và Ukraine vẫn tiếp diễn từ năm 2014 đến này, khiến khoảng 14.000 người thiệt mạng. Bạo lực, xung đột, suy thoái kinh tế đã tàn phán nghiêm trọng vùng Donbas, hơn 2 triệu người đã rời bỏ khu vực này kể từ đó tới nay. 

Xung đột Donbas và thoả thuận Minsk

Mối liên hệ lịch sử giữa Nga và Ukraine đã có từ thế kỷ thứ 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần viện dẫn di sản này một cách chiến lược và hiệu quả.

Vào đầu năm 2014, sau khi các cuộc biểu tình lớn ở Ukraine lật đổ tổng thống thân Moscow, Nga đã sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ của mình.Động thái này đã bị  châu Âu và Mỹ lên án, coi là bất hợp pháp. Phe ly khai cũng đã nhanh chóng nổi dậy và giành quyền kiểm soát các khu vực công nghiệp phía đông của Donetsk và Luhansk ở biên giới với Nga. Tại đó, phe ly khai đã kiểm soát các toà nhà chính phủ và tự xưng là "các nước cộng hòa của nhân dân".

Cuộc khủng hoảng leo thang và lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk đã tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý để tuyên bố độc lập khỏi Ukraine. Trước tình hình này, chính phủ Kyiv và phương Tây đã cáo buộc Nga hỗ trợ phe ly khai bằng việc cung cấp quân đội và vũ khí. Tuy nhiên, Nga lại nói các chiến binh là tình nguyện viên.  Các cuộc đụng độ giữa phe ly khai và lực lượng do Kyiv hậu thuẫn vẫn tiếp diễn trong nhiều năm. 

Donbas được xem là khu vực có ý nghĩa quan trọng với chiến dịch của Nga. Ảnh: Getty 

Năm 2015, Nga và Ukraine từng đạt sự đồng thuận về thỏa thuận hòa bình Minsk, một kế hoạch do Pháp và Đức làm trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Kyiv và phe ly khai trong khu vực tranh chấp Donbas. Theo thỏa thuận, Ukraine sẽ trao cho hai khu vực một địa vị đặc biệt và quyền tự quyết đáng kể, đổi lại, Kyiv sẽ có quyền kiểm soát biên giới với Nga.

Nhưng các cuộc đàm phán sau đó đã bị đình trệ.

Trong đó, ông chủ Điện Kremlin cáo buộc Ukraine không có ý định thực hiện các thoả thuận. Ukraine đã tìm cách sửa đổi thỏa thuận - vốn được làm trung gian sau một chuỗi tổn thất quân sự - và nói rằng thỏa thuận với các điều khoản của Nga sẽ mang lại cho Moscow quyền lực để tác động đến chính sách đối ngoại của Ukraine và làm suy yếu chủ quyền của nước này. Các quan chức Kyiv cho biết thêm rằng các điều khoản hiện tại, nếu được thực thi, sẽ dẫn đến bạo loạn và hỗn loạn.

Về phía Nga, Moscow được cho là đã cấp khoảng 800.000 hộ chiếu tại khu vực ly khai ở Donbas. Các quan chức Ukraine và phương Tây đồng thời cáo buộc Nga trang bị vũ trang và hỗ trợ phe ly khai. Tuy nhiên, Nga đã phủ nhận lập luận này.

Tuy nhiên, những điều này đã khiến quan hệ giữa các bên vẫn tiếp tục căng thẳng và là một phần nguyên nhân Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt.

Vì sao Donbas quan trọng?

Trong một bài luận được đăng tải trên trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã mô tải "Nga và Ukraine là cùng một dân tộc, chủ quyền thực sự của Ukraine chỉ có thể thực hiện được khi hợp tác với Nga". Ông Putin đã nhiều lần viện dẫn ý tưởng về bản sắc khu vực đặc biệt của Donbas làm cơ sở để "bảo vệ" những người nói tiếng Nga khỏi một Ukraine được cho là không khoan dung. Những người theo chủ nghĩa ly khai cũng đã tận dụng việc này này để thúc đẩy sự ủng hộ nhằm chống lại Kyiv.

Tại khu vực do Kyiv kiểm soát ở Donbas, đa số người dân muốn các vùng ly khai trở về với Ukraine. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2021, ở khu vực do phe ly khai kiểm soát, hơn một nửa người muốn sát nhập vào Nga. 

Moscow cũng coi Ukraine là vùng đệm của NATO, được thành lập năm 1949 để bảo vệ chống lại Liên Xô. Tổng thống Putin từ lâu đã nói rằng sự mở rộng về phía đông của NATO được xem là "lằn ranh đỏ" đối với ông. Trong phát biểu trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, ông Putin kêu gọi Kyiv từ bỏ chuyện gia nhập NATO và chấp nhận Crimea thuộc về Nga.

Sau hơn 1 tháng xung đột, Ukraine cũng dần tử bỏ tham vọng gia nhập NATO và bày tỏ mong muốn đàm phán tìm kiếm một giải pháp hoà bình. Giữa Nga và Ukraine đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán, cả trực tiếp và trực tuyến, nhưng vẫn chưa có một thoả thuận đột phá nào. 

Trong khi đó, căng thẳng giữa 2 bên vẫn tiếp tục leo thang với những cáo buộc cho rằng Nga tấn công nhằm vào người dân bình thường. Tuy nhiên, cả Tổng thống Putin và Bộ Quốc phòng Nga đều đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này, nói rằng những hình ảnh dân thường thiệt mạng ở thị trấn Bucha, ngoại ô thủ đô Kyiv, là nguỵ tạo. 

The Guardian nhận định mặt trận tại Donbas sẽ rất khác so với mặt trận tại Kyiv trước đây. Các lực lượng Nga khi bắt đầu chiến dịch chưa chuẩn bị tinh thần và được trang bị đầy đủ cho một chiến dịch dài hơi. Nhưng hiện nay, các lực lượng Nga đã xác định được những gì họ đang đối mặt. Ngoài ra, các hệ thống phòng không của Nga có tầm bao phủ tốt trên khu vực Donbas và chúng có thể sẽ mang lại sức mạnh không quân đáng kể cho Moscow tại đây.

Kết hợp với lợi thế về pháo binh và thực tế là cuộc giao tranh sẽ diễn ra ở vùng nông thôn thay vì vào các trung tâm thành thị, quân đội Ukraine sẽ cần phải cơ động để tồn tại. 

Minh Hạnh (Theo The Guaridan, Washington Post)

Tin nổi bật