Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không xin được việc, "nữ quái" lên kế hoạch trộm tài sản trong bệnh viện

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Lang thang ở Hà Nội tìm việc làm nhưng không được, Minh nảy sinh ý định vào Bệnh viện Nhi Trung ương tìm tài sản sơ hở để trộm cắp.

(ĐSPL) - Lang thang ở Hà Nội tìm việc làm nhưng không được, Minh nảy sinh ý định vào Bệnh viện Nhi Trung ương tìm sơ hở để trộm cắp.

Theo báo Dân Việt, ngày 4/12, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đang điều tra làm rõ hành vi trộm cắp tài sản đối với Phùng Thị Bình Minh (32 tuổi, trú tại thôn 4, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Đối tượng Phùng Thị Bình Minh - Ảnh: báo ANTĐ

Báo An ninh thủ đô thông tin, ngày 28/11, Minh, lang thang ở Hà Nội tìm việc làm nhưng không tìn được, Minh nảy sinh ý định vào Bệnh viện Nhi Trung ương tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội mục đích tìm tài sản sơ hở để trộm cắp.

Tại khoa X- Quang của bệnh viện, đối tượng giả vờ là bệnh nhân, ngồi  ở ghế chờ đến lượt vào chụp X-Quang nhằm quan sát xem ai có tài sản sơ hở. Đối tượng thấy chị Đỗ Thị Mai (trú tại phường Kim Liên, quận Đống Đa), bế con nhỏ, tay xách 1 túi nilon, bên trong có một số đồ vật có giá trị.

Đúng lúc này, chị Mai nhờ Minh vào phòng giữ cháu bé giúp để chụp X-Quang, Minh nhiệt tình giúp đỡ. Khi xong việc, lợi dụng lúc chị Mai mặc quần áo cho con, Minh thò tay lấy trộm chiếc điện thoại iPhone 5, màu vàng - trắng trong túi đồ của chị Mai, rồi lẻn ra khỏi phòng. Đi được khoảng 4m, Minh bị lực lượng 142 – CATP Hà Nội bắt giữ ngay lập tức.

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật