Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không ngừng đẩy mạnh công tác quản lý thị trường và bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cán bộ

  • Nhật Linh
(DS&PL) -

Công tác quản lý, bồi dưỡng trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý thị trường luôn được Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường cực kì quan tâm và chú trọng.

Kết quả tích cực trong công tác quản lý thị trường

Kể từ khi Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường, công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường đã phát huy hiệu quả, có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều vụ việc vi phạm nổi cộm bị xử lí được Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đánh giá tốt, thực hiện một cách tập trung, xuyên suốt, thống nhất. Công tác đấu tranh phòng chống và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại giữa Trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau đã từng bước được khắc phục, không còn tình trạng manh mún, cắt khúc, thiếu đồng bộ với nhau.

Thống kê chung từ năm 2018 đến tháng 8/2024, toàn lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra hơn 630.000 vụ việc trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; xử phạt vi phạm gần 400.000 vụ việc; thu nộp cho nhà nước hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

Khi ngành quản lý thị trường chuyển đổi mô hình quản lý sang ngành dọc, Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức tinh gọn chỉ còn bốn vụ, một văn phòng và một cục nghiệp vụ.

Trong khi đó, cấp địa phương còn 63 cục quản lý thị trường và không còn cấp chi cục, mà chỉ còn các phòng, đội trực thuộc với số đội quản lý thị trường cũng giảm từ 681 đội xuống còn 376 đội (giảm 45%).

Theo Báo Nhân Dân, Phó Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Hoàng Ánh Dương cho biết việc thực hiện kiện toàn bộ máy theo mô hình ngành dọc và việc tinh giản bộ máy, không làm yếu đi vai trò chủ công của ngành quản lý thị trường trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, trái lại, còn giúp lực lượng ngày càng tinh nhuệ, chuyên nghiệp. Nhiều vụ việc vi phạm phức tạp, quy mô lớn, có tính chất liên tỉnh đã được chỉ đạo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, góp phần tích cực bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, bên cạnh thực hiện tốt nghị quyết của Chính Phủ, từ cuối năm 2021 đến nay, Tổng cục Quản lý thị trường đã triển khai bản cam kết “Hai đi đầu, Ba cam kết”  và mang lại nhiều chuyển biến đáng kể trong công tác Quản lý thị trường và trong việc quản lý, giám sát công chức. Bản cam kết nhấn mạnh vào việc đi đầu và làm gương của người đứng đầu các cấp trong các quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và những nguyên tắc mà công chức không được vi phạm, bản cam kết này đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn vị.

Bản cam kết đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó có hiệu quả trong việc tăng cường quản lý giám sát công vụ và kiểm tra, xử lý các vi phạm của công chức. Các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong thực thi công vụ đã được xử lý nghiêm khắc, nhờ vào sự giám sát chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo. Nhiều Đội Quản lý thị trường đã tự ý thức được trách nhiệm của mình, giảm thiểu tối đa các hành vi tiêu cực và không minh bạch trong công tác.

Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội là đơn vị tiêu biểu trong công tác thực hiện tốt cam kết, đạt hiệu quả cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công việc là minh chứng cụ thể. Từ đầu năm 2022 đến nay hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS được triển khai đã đi vào hoạt động ổn định và trở thành công cụ đắc lực giúp quản lý và giám sát công việc một cách hiệu quả. trong 8 tháng năm 2024, Quản lý thị trường Hà Nội đã giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực thương mại điện tử và phát hiện nhiều vi phạm. Lực lượng đã kiểm tra 69 vụ việc liên quan đến thuốc lá điếu nhập lậu; 105 vụ việc liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha; kiểm tra 14 vụ việc liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng; kiểm tra xử lý 31 vụ việc liên quan đến xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG,... Với hệ thống này, các hành vi kiểm tra không đúng kế hoạch, làm sai quy trình sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu. Đặc biệt, hệ thống sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần vào công tác quản lý địa bàn, dễ dàng xác định các hành vi tái phạm của các tổ chức, cá nhân mà lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra, xử lý. Đồng thời, việc triển khai Hệ thống INS là nền tảng cơ bản để liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.

Các Đội QLTT thực hiện hoạt động công vụ thông qua Hệ thống INS. (Ảnh: moit.gov.vn)

Không ngừng bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cán bộ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức quản lý thị trường luôn được Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường quan tâm, chú trọng trong những năm vừa qua. Đây cũng là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và liên tục trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo lực lượng quản lý thị trường phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao, thể hiện được vai trò chủ công, nòng cốt trong công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang ngày một phát triển tinh vi và phức tạp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, việc tổ chức các lớp học bồi dưỡng luôn được mở ra trong năm, quy tụ nhiều học viên có năng lực, phẩm chất. Khi tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên sẽ được các giảng viên nhiều kinh nghiệm, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, lãnh đạo nhà trường, các chuyên gia chuyên ngành thanh tra, khoa học và công nghệ... trao đổi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của quản lý thị trường; kỹ năng nghiệp vụ thanh tra - kiểm tra nội bộ của quản lý thị trường và các biện pháp nghiệp vụ và công tác phối hợp của quản lý thị trường.

Đồng thời, các học viên cũng được cập nhật những kiến thức pháp luật cơ bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của quản lý thị trường; tổng quan về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; những vấn đề liên quan đến hoạt động của đoàn kiểm tra, đoàn thanh tra chuyên ngành; những ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin cơ bản trong hoạt động quản lý thị trường; kiến thức pháp luật cơ bản liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành, phòng chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí…

Ông Trần Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Quản lý thị trường - phát biểu tại lễ khai giảng các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ của Quản lý thị trường năm 2024 ngày 4/9. Ảnh: Thuỷ Linh

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thị trường là một trong nhiều chương trình đào tạo mà Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Trường Đào tạo cán bộ Trung ương Bộ Công Thương thực hiện trong thời gian qua. Các học viên là công chức quản lý thị trường đến từ 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Hàng năm, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thị trường thu hút hàng trăm cán bộ trẻ của lực lượng tham gia khóa học với mong muốn nâng cao tri thức, trang bị kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để sẵn sàng cho trận chiến mới: Kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Tin nổi bật