(ĐSPL) – Buổi hội thảo về thị trường phân bón diễn ra tại TW hiệp hội nông dân Việt Nam vào sáng 26/9 đã đưa ra kiến nghị việc lập lại thị trường phân bón Việt Nam.
Tại buổi hội thảo Cục quản lý thị trường Bộ Công thương đã đưa ra những đánh giá chung về tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón của Việt Nam hiện nay. Cụ thể, hàng năm kiểm tra xử phạt sản xuất kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng bình quân mỗi năm gần 4000 vụ vi phạm.
Buổi hội thảo diễn ra có sự góp mặt của nhiều bộ ban ngành. |
Trong thời gian qua, tình hình phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn ra vô cùng phức tạp gây thiệt hại cho bà con nông dân. Nhà nước đã có nhiều nghị định và thông tư: nghị định 113, nghị định 191 và nghị định 15 CP và nghị định 163, nghị định 185 và mới đây nhất là nghị định 202 của Chính phủ…và 8 thông tư của các Bộ Nông nghiệp – PTNN và Bộ Công thương. Nhưng tình hình sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn đang tiềm ẩn gây bức xúc, và thiệt hại lớn chưa giải quyết được tốt, tình hình ngày càng phát triển tinh vi, phức tạp hơn. Các năm qua con số điều tra chưa đầy đủ, cả nước có 63 công ty, tổ hợp sản xuất kinh doanh phân bón giả phân bón kém chất lượng bán ra trên 48 tỉnh thành.
Phát biểu trong buổi dự thảo, ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả cho biết, các nước trên thế giới chỉ có khoảng 300 sản phẩm phân bón, trong khi đó ở Việt Nam con số này lên tới 7.000 sản phẩm.
“Đặc biệt, trong vấn đề quản lý cũng phân công chưa rõ, hiện Bộ NN-PTNT quản lý phân vô cơ, Bộ Công thương quản lý phân hữu cơ. Tuy nhiên, khi xảy ra vụ việc phát hiện một công ty sản xuất cả hai loại phân này thì không biết trách nhiệm thuộc về ai” – ông Hùng nhấn mạnh.
Buổi hội thảo cũng chỉ ra một số trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm điển hình như: Công ty TNHH Việt Thái (Đồng Nai), Công ty CP Quốc tế Đông Trung (Lâm Đồng), Công ty Trường Sinh (Hải Dương), Công ty CP Thuận Phong(Đồng nai),…
Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn Phòng Thường Trực Ban Chỉ Đạo 389 nhận định, thị trường phân bón hiện nay đang có nhiều vấn đề phải sớm chấn chỉnh và khắc phục những vấn đề đó. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông và đưa ra đến người nông dân tiêu dùng thì chúng ta sớm phải chấn chỉnh lại ngay. Qua kiểm tra kiểm soát vừa rồi dưới sự chỉ đạo rất là quyết liệt của thủ tướng và chỉ đạo của đồng chí chỉ đạo 389 quốc gia, đặc biệt là các quyết định cho văn phòng ban 389 phối hợp với các bộ ban ngành kiểm tra rất rõ. Tất cả những vụ việc nổi cộm phát hiện được đã báo cáo cho Thủ tướng. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo và nói rõ rằng: “Không có vùng cấm, khi phát hiện vụ việc thì phải công khai trên báo đài và không cho chạy án.”
“Từ những vụ việc như vụ án Công ty Thuận Phong, các cơ quan quản lý nhà nước cũng nhìn nhận lại, đánh giá lại và thấy rõ có phần sơ hở và có phần buông lỏng, cũng như là phối hợp chưa tốt để xảy ra tình trạng như vậy.” – ông Hùng cho biết.
Vào cuối tháng 8/2015 đến quý I/2016, Hiệp hội phân bón Việt Nam đã tổ chức điều tra trên 80% tỉnh, thành, cả nước đã có hơn 800 cơ sở sản xuất phân bón (tập đoàn,tổng công ty, chi nhánh). Riềng TP HCM có 491 công ty, chi nhánh, trong đó 267 đơn vị sản xuất phân bón; tỉnh Long An 42 công ty; tỉnh Đắc Lắc 37 công ty; TP Hà Nội 22 công ty,…
Cũng trong buổi hội thảo, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị việc lập lại thị trường phân bón là cần thiết.
Clip đang được xem nhiều:
[mecloud]zX1FJqUh7Q[/mecloud]