Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khởi tố nữ cán bộ ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng của người dân

(DS&PL) -

Thủy đã tự tạo ra các bộ hồ sơ đảo hạn ngân hàng giả, chỉ đạo Oanh tìm các cá nhân cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng, sau đó chiếm đoạt số tiền của họ.

Thủy đã tự tạo ra các bộ hồ sơ đảo hạn ngân hàng giả, chỉ đạo Oanh tìm các cá nhân cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng, sau đó chiếm đoạt số tiền của họ.

Đối tượng Phạm Thị Thủy. Ảnh: Báo Nghệ An

Báp Pháp luật TP.HCM đưa tin, ngày 21/8, Cơ quan công an huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Thị Thủy (37 tuổi, cựu nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Yên Thành), Bùi Thị Oanh (31 tuổi, trú xã Hợp Thành, Yên Thành) về tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo báo Nghệ An, trong khoảng thời gian từ tháng 7/2017 đến đầu năm 2018, Bùi Thị Oanh vay nợ của nhiều người dân không có khả năng trả, nên cuộc sống khó khăn, túng quẫn. Thấy vậy, người nhà của Oanh đứng ra cầm sổ đỏ để thế chấp cho Oanh vay tiền tại Ngân hàng Agribank huyện Yên Thành.

Phạm Thị Thủy thời điểm đó là cán bộ Ngân hàng Agribank Yên Thành đã làm hồ sơ để cho Oanh vay tiền. Thủy và Oanh quen biết nhau từ đó. Nhiều lần gặp gỡ, Thủy đặt vấn đề với Oanh để tìm những người có nhu cầu cho vay tiền để trả nợ khi đến hạn (đảo khế), sau đó Thủy sẽ hướng dẫn để Oanh đưa ra thông tin khách hàng có khoản vay đến hạn cần đảo khế (trên thực tế không có việc đảo khế nào cả) nhằm chiếm đoạt tiền của những người cho vay tiền.

Bản thân Oanh lúc đó đang khó khăn về kinh tế, nhận thấy cơ hội kiếm tiền nên đã đồng ý với đề nghị của Thủy và làm theo mọi hướng dẫn của Thủy.

Đối tượng Bùi Thị Oanh. Ảnh: Báo Nghệ An

Trong thời gian từ tháng 6/2018 lợi dụng nghề nghiệp là cán bộ tín dụng của ngân hàng Agribank Yên Thành và để tạo lòng tin với khách hàng, Phạm Thị Thủy đã tự đưa ra các thông tin về hồ sơ đáo hạn ngân hàng (thực chất là hồ sơ giả), Thủy chỉ đạo Oanh tìm các cá nhân cho vay tiền để đảo khế ngân hàng. 

Để tạo niềm tin, khi có người có nhu cầu cho vay tiền để đảo khế, thì các đối tượng bàn bạc, sắp xếp để người đó đến gặp Thủy tại cơ quan, khi biết Thủy là cán bộ ngân hàng thì họ đã đưa tiền trực tiếp cho Thủy. Sau mỗi lần chuyển tiền thành công, Oanh được Thủy chia "tiền công" vài chục triệu đồng.

Một cán bộ điều tra Công an huyện Yên Thành cho biết: Trong quá trình lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của các nạn nhân, thời gian đầu (từ 3 đến 5 ngày), Thủy và Oanh trả đầy đủ tiền lãi, gốc cho các nạn nhân nhằm lấy lòng tin. Khi tin tưởng có cán bộ làm ở Ngân hàng đứng ra xác nhận về thông tin đáo hạn ngân hàng là đúng, thì các nạn nhân đã dễ dàng chuyển tiền vào tài khoản cho Phạm Thị Thủy. Để che giấu hành vi phạm tội, Phạm Thị Thủy sử dụng nhiều loại thẻ ngân hàng để cho các nạn nhân chuyển tiền.

Phiếu chuyển tiền mà nạn nhân chuyển cho Phạm Thị Thủy. Ảnh: Báo Nghệ An

Theo ANTV, do thời gian diễn ra tương đối dài, các đối tượng có nhiều thủ đoạn để đối phó với cơ quan Công an, nên quá trình điều tra Công an huyện Yên Thành đã gặp rất nhiều khó khăn.

Sau một thời gian tích cực điều tra, với các chứng cứ, tài liệu thu thập được. Công an huyện Yên Thành đã bắt giữ được hai đối tượng.

Bước đầu cơ quan điều tra đã chứng minh, làm rõ hai đối tượng này thực hiện trót lọt 21 vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng từ các nạn nhân. Hiện chuyên án đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật