Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khoai tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nhưng những người này nên hạn chế ăn

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Khoai tây tương đối rẻ để trồng, giàu chất dinh dưỡng và có thể làm nhiều món ăn ngon tuy nhiên nhưng không phải ai cũng có thể ăn.

Khoai tây vốn được biết đến là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Khoai tây lần đầu tiên được thuần hóa trên dãy Andes ở Nam Mỹ cách đây 10.000 năm. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã giới thiệu chúng đến châu Âu vào đầu thế kỷ 16.

Chúng hiện là loại củ được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ, nơi trung bình một người ăn khoảng 25 kg khoai tây mỗi năm. Chúng là một loại lương thực chính quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.

Công dụng của khoai tây đối với sức khỏe

Tăng cường khả năng miễn dịch

Trong khoai tây rất giàu Vitamin C giúp phòng ngừa rất nhiều loại bệnh Bệnh từ scorbut (biểu hiện với những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da, sự dễ bị nhiễm trùng, dễ bị kích động và trầm cảm) đến bệnh cảm lạnh thông thường, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày.

Giảm stress, nâng cao tinh thần, chống trầm cảm 

Cuộc sống bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, dễ nóng giận vô cớ và mất bình tĩnh, luôn có tâm trạng bất an, lo lắng. Sở dĩ “mắc” phải những hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin A và C, hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit.

Khoai tây lại là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, do đó, nó giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào những trạng thái tâm lý như trên, bạn đừng quên dành thời gian chế biến những món yêu thích từ khoai tây.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B6 trong khoai tây, cùng với việc thiếu cholesterol, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Khoai tây chứa một lượng chất xơ đáng kể. Chất xơ giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nghiên cứu dựa trên NHANES đã liên kết việc tiêu thụ nhiều kali hơn và lượng natri thấp hơn với việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân liên quan đến bệnh tim.

Khoai tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nhưng những người này nên hạn chế ăn.

Phòng tránh ung thư

Khoai tây chứa folate. Folate đóng một vai trò trong quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó nó ngăn ngừa nhiều loại tế bào ung thư hình thành do đột biến trong DNA.

Lượng chất xơ từ trái cây và rau quả như khoai tây có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Vitamin C và quercetin cũng có chức năng như chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do.

Trị loét dạ dày

Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng.

Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.

Kiểm soát cân nặng

Chất xơ thường được công nhận là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và giảm cân. Chúng hoạt động như "tác nhân gây phình" trong hệ tiêu hóa. Chúng làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, vì vậy một người cảm thấy no lâu hơn và ít có khả năng tiêu thụ nhiều calo hơn.

Tuy nhiên, không dùng khoai tây chiên trong chế độ ăn khi bạn muốn giảm cân. Hãy ăn khoai tây luộc kết hợp với một thực đơn nhiều rau củ quả và chế độ tập luyện hợp lý để có được cân nặng như mong muốn.

Giúp làm giảm sỏi thận

Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.

Điều trị vết bầm tím

Nước ép khoai tây rất tốt cho điều trị các vết bầm tím, bỏng, bong gân, viêm loét và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng. Nó cũng giúp chống lại các vấn đề về da. Khoai tây cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh ung thư tử cung và sự hình thành các khối u.

Giàu chất xơ

Khoai tây được coi là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ nên thường được đề xuất trong chế độ ăn cho những người có kế hoạch giảm cân. Nó làm đầy dạ dày khiến cơ thể không cảm thấy đói trong thời gian dài.

Làm đẹp da

Collagen là chất đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hỗ trợ của da. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói thuốc. Vitamin C cũng giúp collagen làm mờ nếp nhăn và cải thiện kết cấu da tổng thể. Tất cả chất dinh dưỡng này đều có trong khoai tây. Vì vậy bạn có thể sử dụng khoai tây làm mặt nạ để làm sáng da, mờ thâm hiệu quả.

Khoai tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe nhưng những người này nên hạn chế ăn.

Những ai không nên ăn khoai tây

Phụ nữ mang thai

Với đặc tính chống oxi hoá khoai tây có công dụng đẩy mạnh quá trình tiêu hoá, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đặc biệt, loại thực phẩm này cũng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo.

Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra. Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Người bị cao huyết áp

Không chỉ với riêng khoai tây chiên mà các món ăn từ khoai tây đều khiến bạn có nguy cơ tăng huyết áp. Nguyên nhân là vì khoai tây giàu potassium, loại khoáng chất giúp làm hạ huyết áp. Nhưng mặt khác, khoai tây cũng là loại củ có chỉ số đường huyết cao, đây chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Trên đây là những người không nên ăn khoai tây. Hãy ăn khoai tây đúng cách để tốt cho sức khỏe.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật