Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khi học sinh chưa ngoan, nghĩ đến việc đuổi học là thất bại của chính giáo viên

(DS&PL) -

Không có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa ngoan, vì thế hễ thấy trò hư giáo viên lại nghĩ đến việc đuổi học thì đó là thất bại của chính họ và chính nhà trường.

Không có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa ngoan, vì thế hễ thấy trò hư giáo viên lại nghĩ đến việc đuổi học thì đó là thất bại của chính họ và chính nhà trường.

Không có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa ngoan

Theo từ điển, “hư” là biểu hiện của một sự vật hiện tượng sắp hỏng hoàn toàn không thể cứu vãn nổi. Nếu hiểu thiển cận theo cách đó, học sinh hư là những học sinh không thể có cách gì giáo dục được, là con người bỏ đi. Điều này dường như là phản nhân văn!

Nếu ở mức độ vẫn có thể dùng các biện pháp giáo dục để cải tạo các em trở thành người tốt, được gọi là học sinh chưa ngoan. Trong nhà trường gọi những học sinh chưa ngoan ấy là học sinh cá biệt.

Trẻ em khi mới ra đời, tâm hồn như tờ giấy trắng. Nếu được sinh ra và lớn lên trong môi trường tốt thì sẽ trở thành con người tốt. Ngược lại, nếu được trưởng thành trong môi trường xấu rất dễ trở thành chưa ngoan và dẫn đến hư hỏng.

Trong trường học, một số thầy cô quá chú trọng vào dạy chữ, sao nhãng dạy người. Một số giáo viên không chịu tìm hiểu hoàn cảnh, không đi sâu đi sát, nắm vững những biểu hiện bất thường về tâm lý, hành động. Hoặc do ngại mất thời gian, thiếu chữ tâm nên chưa gần gũi quan tâm đến các em sẽ là nguyên nhân khiến trẻ sinh hư.

Ảnh minh họa.

Ngày nay ở nước ta đang tồn tại việc hễ trò hư, thầy cô nhà trường sẽ kỷ luật nghiêm khắc như buộc thôi học. Thế nhưng, liệu buộc thôi học có phải là phương pháp tốt, có thể giúp những trò hư, cá biệt ấy trở nên ngoan hơn, tốt hơn không, hay chỉ càng khiến trẻ cảm thấy được tạo điều kiện tốt để thể hiện những thói hư tật xấu mà không còn sợ bất cứ ai ngăn cản nữa.

Quan trọng là giáo dục chứ không phải hễ hư là đuổi học.

Hiệu trưởng THCS Di Trạch - Hoài Đức- Hà Nội, cô Nguyễn Thị Diệp chia sẻ, thay vì đánh đuổi trẻ, giáo viên nên gần gũi hỏi han để nắm vững tình hình. Nếu chúng ta thực sự coi các em là bạn, hãy gợi mở để các em tin tưởng mà tâm tình và cùng tháo gỡ.

Khi các em đã tin tưởng, tất sẽ có những hỏi han cần sự chỉ bảo, lúc này thầy cô nên khuyên bảo chân thành như những nhà tâm lý. Có bí mật gì của các em mà chúng không muốn nhiều người biết thì ta nên giữ kín đúng như lời hứa, tạo cơ hội cho các em phấn đấu.

Bên cạnh đó, cần dõi theo sự tiến bộ cuả các em, ghi nhận những cố gắng của trò, khuyên nhủ động viên để khuyến khích các em tiếp tục rèn luyện mình hơn. Khen ngợi kịp thời khi có dấu hiệu tốt, nhắc nhở uốn nắn ngay những biểu hiện muốn quay lại con đường cũ. Giáo viên chủ nhiệm nên nắm vững hoàn cảnh trong lớp, quan tâm đến những em có hoàn cảnh đặc biệt để gần gũi động viên.

Giáo viên chủ nhiệm phải coi mình như một người mẹ thứ hai. Vì đa số các em chưa ngoan rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, thiếu đi sự quan tâm gần gũi cần thiết, nên giáo viên chủ nhiệm còn phải giữ vai trò như là một người bạn để chia sẻ động viên kịp thời. Thực tế cho thấy, có những em dám nói hết mọi chuyện với thầy cô mà trong khi cũng chuyện đó lại không dám thổ lộ với bố mẹ ( kể cả chuyện tình cảm đầu đời, kể cả chuyện gia đình…) thầy cô nên có những lời khuyên chí tình xác đáng. Cũng không nên bắt các em theo một hướng nào đó, mà chỉ nói “để em tham khảo, suy xét xem nên làm thế nào thì hơn”.

Nghĩ đến đuổi học khi trò hư là thất bại của giáo viên?

Theo GS - Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đuổi những học sinh hư không phải là một giải pháp khoa học. Nhiệm vụ của nhà trường là biến các học sinh từ hỏng nhiều thành hỏng ít, từ hỏng ít thành không hỏng; người thiếu đạo đức, người chưa tốt sẽ thành người tốt. Trường học là nơi giáo dục, thầy cô là cha mẹ, giáo dục không tốt thì giáo dục lại.

“Học sinh cá biệt thường có hoàn cảnh gia đình thiệt thòi, nhiều khi phát triển lệch lạc về nhân cách, nếu không có phương pháp sư phạm thì chính người lớn lại đẩy các em vào vực sâu hơn. Đó là chưa kể học sinh trong tuổi dậy thì có nhiều thay đổi. Vấn đề ở đây là chúng ta có cách giáo dục như thế nào? Có thầy cô tưởng như không thể chấp nhận học sinh nào đó nhưng khi em này chuyển lớp khác, học giáo viên khác thì tính cách, thái độ lại thay đổi hoàn toàn. Đó là do những giáo viên ấy đã biết cách để các học sinh cá biệt không có cơ hội “thể hiện” mình” - GS Phạm Minh Hạc phân tích.

Thầy giáo Ưu tú Trần Cang khẳng định không thể lấy lý do sợ ảnh hưởng đến các em khác mà đuổi một học sinh nào đó. Cách tốt nhất đối với học sinh chính là giáo dục.

Học sinh hư, nghĩ đến đuổi học là thất bại của giáo viên?

Từ thực tế giảng dạy của trường, bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Tư thục Ngô Thời Nhiệm (quận 3, TP HCM), cho rằng việc đình chỉ học tập 1-2 tuần không giải quyết được gì mà còn tăng thêm gánh nặng cho giáo viên vì phải phụ đạo khi HS quay lại trường. Xử lý kỷ luật học sinh nhưng sự sâu sát, quan tâm, chăm sóc của giáo viên là rất quan trọng, sẽ động viên các em rất nhiều. Ngoài ra, cần đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho học sinh để bạn giúp bạn cùng tiến bộ.

Bàn về vấn đề này, thầy Bùi Hoàng – Nguyên Hiệu trưởng THPT Dân lập Hà Đông (Hà Nội) cho biết, mục tiêu của giáo dục là thay đổi nhận thức, thói quen của học sinh, nhưng không được để các em quá sợ. Các em vẫn làm theo, nhưng không thấy thuyết phục thì không ổn. Giáo dục trong trường nhưng phải có hiệu quả lâu dài về sau, đấy mới là gốc rễ của giáo dục. Nếu học sinh thấy nghẹt thở quá thì rõ ràng hiệu quả giáo dục trong trường học là thất bại, thiếu sâu sắc. Nhận thức của học sinh sẽ phụ thuộc vào ứng xử của chính giáo viên và nhà trường. giáo viên nếu nghĩ đến việc đuổi học sinh là thất bại của chính họ và chính nhà trường. “Liều thuốc” cho học sinh nghỉ học cần được tính toán thật kỹ chứ không phải ngẫu hứng, đặc biệt mới lỗi nhẹ mà đã vội cho học sinh nghỉ học thì thật nguy hiểm.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật