Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khi cánh mày râu làm "ông nội trợ"...

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc vợ lương cao hơn chồng là một tình trạng mà không phải là lúc nào cũng được các đương sự - nam cũng như nữ - cảm thấy thoải mái.

(ĐSPL) - Việc vợ lương cao hơn chồng là một tình trạng mà không phải là lúc nào cũng được các đương sự - nam cũng như nữ - cảm thấy thoải mái.
Nhân Ngày phụ nữ quốc tế 8/3, báo Pháp Le Figaro nêu bật kết quả một nghiên cứu của Viện Thống kê Pháp (INSEE), được công bố ngày 6/3, cho thấy ở Pháp, có đến gần 25\% cặp vợ chồng trong đó bà xã có thu nhập cao hơn ông xã. Đối với Le Figaro, đây không phải là kết quả của một cuộc cách mạng mà chính là một sự tiến hóa.
Bà xã có thu nhập cao hơn ông xã chính là một sự tiến hóa.
Vấn đề là tình trạng này đã tạo ra một số xáo trộn nhất định trong nhiều cặp vợ chồng. Đây là điều chưa được xã hội Pháp hoàn toàn chấp nhận, ngoại trừ  giới trẻ. Le Figaro trích lời bà Claire, 38 tuổi, lãnh đạo trong một công ty lớn thú nhận: “Điều đó làm cả tôi lẫn chồng tôi đau khổ. Trong số bạn bè tôi, không ai thoải mái với thực tế đó”.
Chồng mặc cảm mất nam tính, vợ mặc cảm tội lỗi
Tình cảnh của ông Thomas, 38 tuổi, chuyên viên cao cấp trong lãnh vực công nghệ cao, cũng tương tự: “Tôi cảm thấy khó chịu trước việc vợ tôi kiếm được nhiều tiền hơn tôi. Có lẽ tôi vẫn có một cái nhìn cổ hủ…Đối với tôi, đàn ông phải là một người thợ săn, vác trên vai những con lợn rừng về nuôi gia đình”.
Theo Le Figaro, khi không còn là trụ cột của gia đình, đôi khi đàn ông cảm thấy là nam tính của họ bị mất mát. Mô hình gia đình của cha mẹ họ đã bị phá vỡ và họ tự hỏi là họ có ích lợi gì. Bị chới với, một số người trong tình cảnh này đã đến xin khám bệnh tại phòng mạch của bà Ghislaine Paris, chuyên gia về tình dục học.
Đối với bà Paris, tâm trạng nói trên là “tàn dư của quá khứ, trong đó người đàn ông đóng vai trò chủ hộ”. Nhưng tình hình xã hội đã thay đổi và nhiều người đàn ông đã bị mất phương hướng và dễ bị tổn thương về tâm lý.

Đôi khi người chồng cảm thấy "nam tính" bị mất mát...

Bà Ghislaine Paris đã nêu lên ví dụ về phản ứng rất dữ dội của một bệnh nhân, khi làm giấy tờ ly hôn, đã phát hiện ra rằng vợ của ông kiếm được nhiều tiền hơn ông. Bà cho biết: “Suýt nữa là ông ta đánh vợ, như thể ông ta không có cách nào khác để thể hiện sức mạnh nam tính của mình”.
Còn phản ứng của phụ nữ trước tình trạng mình lương cao hơn chồng thì ra sao ? Bà Ghislaine Paris cho biết: “Họ có mặc cảm tội lỗ và luôn sợ bị người khác đánh giá mình là hạng ăn hiếp chồng”.
Đối với Le Figaro, trong những đôi vợ chồng, tiền vẫn đóng vai trò tác nhân mang lại quyền lực. Một số nữ giám đốc cảm thấy không thoải mái về ưu thế tài chính của mình, tựa như là thành công làm cho người chồng của họ bị mất giá, nhất là khi hai người cùng một trình độ học vấn.
Ngay cả khi giữa vợ chồng với nhau không có vấn đề, việc vợ lương cao hơn chồng vẫn là điều dị nghị trong bạn bè hay người thân. Bà Veronica, một phụ nữ đã ngũ tuần, nhận xét: “Đối với xã hội, đó vẫn là điều khó chấp nhận. Người vợ bị buộc phải luôn luôn tìm cách biện minh và nâng cao giá trị của chồng mình... Vì vậy, chúng tôi thường tránh đề cập đến chủ đề này”.
Khái niệm “ông nội trợ” đang trên đà được chấp nhận?
Theo ghi nhận của Le Figaro, đối với những cặp vợ chồng có chênh lệch cao về lợi tức, giữa hai bên thường có một thỏa thuận: một người bảo đảm cuộc sống gia đình, người kia thì lao vào mạo hiểm để tiến xa hơn. Đó là trường hợp của bà Violaine, 38 tuổi, tốt nghiệp trường kinh doanh ESSEC nổi tiếng, hiện là giám đốc phụ trách phát triển.
Chồng bà đã không ngần ngại bỏ việc để thành lập một công ty riêng, cho dù hai người có bốn đứa con để nuôi. Bà Violaine cho biết: “Chúng tôi tựa như hai chiếc bình thông nhau… Tôi hy vọng là tình trạng này chỉ tạm thời mà thôi. Tuy nhiên, với thu nhập của tôi gấp đôi chồng tôi, và việc ông ấy tiếp tục sống nhờ trên đồng lương của tôi về lâu về dài sẽ thành vấn đề”.
Tuy nhiên, không phải cặp nào cũng nhức đầu về chuyện lương vợ cao hơn lương chồng. Le Figaro nêu thí dụ của Jerome, 40 tuổi, một nhà phê bình ẩm thực, thu nhập thấp hơn vợ ông, một kiến trúc sư, khoảng 30\%. Cặp vợ chồng này đã tìm thấy một sự cân bằng và thậm chí đang đợi một đứa con thứ ba.

Một “ông nội trợ” được xã hội công nhận.

Bí quyết của Jerome? Không nề hà công việc nội trợ như đưa con đến trường, mua sắm, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa... Ông chồng này vui vẻ thừa nhận: “Tôi nhận thức được rằng tôi không phải là loại người có tham vọng hay chạy theo sự nghiệp. Vì vậy, tôi cảm thấy không bực bội chút nào”.  Ông Jerome tự coi mình là một “ông nội trợ” được xã hội công nhận: “Nội trợ cũng là một công việc. Mọi người đều biết rằng chúng tôi không phải là hạng người lười nhác”.
Văn Linh

Tin nổi bật