Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khai quật phế tích tháp Chà Rây gần 1.000 năm tuổi ở Bình Định

(DS&PL) -

Tháp Chà Rây ở Bình Định là tháp thứ ba được khai quật. Việc nghiên cứu phế tích tháp Chà Rây có ý nghĩa quan trọng, làm sáng tỏ thời kỳ rực rỡ của nền văn minh Chămpa.

Tháp Chà Rây ở Bình Định là tháp thứ ba được khai quật. Việc nghiên cứu phế tích tháp Chà Rây có ý nghĩa quan trọng để làm sáng tỏ thời kỳ rực rỡ của nền văn minh Chămpa ở miền Trung.

Video khai quật tháp Chà Rây:

[presscloud]2334[/presscloud]

Phó giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Tới - Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh Thành (Hà Nội) thông tin, đơn vị đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Định thực hiện việc khai quật khảo cổ tại ngọn đồi Hòn Nóc (ở thôn Tráng Long, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) từ ngày 10/4 đến nay, Vnexpress cho hay. Đoàn khai quật đã xác định nền kiến trúc của tháp chính với diện tích khoảng 80 m2, cửa hướng về phía Đông. Cụm tháp Chăm thường có 3 tháp: tháp chính, tháp phía Bắc và phía Nam. 

Phát hiện dấu tích nền móng phế tích tháp Chà Rây - Ảnh: VnExpress.

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, ngói lợp ở phế tích tháp Chà Rây giống với loại ngói Khơ-me ở các tháp Chăm khác trong tỉnh, được các nhà nghiên cứu người Nhật xác định niên đại thế kỷ 11-12. Đây là tháp tôn giáo nhưng chưa biết thờ vị thần nào.

Cửa chính của tháp chính quay hướng đông, rộng 1,7m, hai bên cửa chính có 4 hố móng trụ lớn. Phía bắc tháp chính đoàn khai quật cũng đã phát hiện nền móng tháp nhỏ hơn, thấp hơn nền tháp chính 3m.

Hiện đoàn khai quật đang tiếp tục đào về phía nam (từ nền móng tháp phía bắc) để tìm dấu vết tháp phía nam của tháp chính.

 Ảnh: VnExpress.

Tháp Chà Rây ở Bình Định là tháp thứ ba được khai quật - Ảnh: Dân trí.

Ảnh: Dân trí.

 Phế tích nền móng tháp Chà Rây có niên đại khoảng thế kỷ XI hoặc XII - Ảnh: Dân trí.

20 năm trước, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Bảo tàng Bình Định đã điều tra tổng thể và phát hiện 14 phế tích, di tích tháp Chăm trong tỉnh.

PGS.TS Lại Văn Tới đánh giá, trong 11 phế tích tháp của thị xã An Nhơn chỉ có 2 phế tích tháp được khai quật là Lai Nghi (năm 2013) và phế tích tháp Rừng Cấm (năm 2014), thì riêng phế tích tháp Chà Rây có quy mô kiến trúc, mặt bằng kiến trúc xác định tốt nhất. Đặc biệt là hệ thống cửa với cửa ra vào với 4 móng trụ, đó có thể là hố chôn những móng trụ xây dựng cửa tháp.

Hằng Thanh  (T/h)

Tin nổi bật