Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khai mạc Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC tại Hà Nội

(DS&PL) -

Hội nghị do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch các quan chức cao cấp (SOM) APEC 2017 chủ trì.

(ĐSPL) - Hội nghị do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch các quan chức cao cấp (SOM) APEC 2017 chủ trì. 

Báo Tin Tức đưa tin, sáng 9/12, tại Hà Nội, Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM) đã chính thức khai mạc.

Hội nghị có sự tham dự của các quan chức cao cấp của các nền kinh thế thành viên, Ban Thư ký APEC quốc tế và các tổ chức quan sát viên APEC.

Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017 Việt Nam Bùi Thanh Sơn chụp ảnh chung với các đại biểu. Ảnh: TTXVN.

Nguồn tin cho hay, hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC gồm 3 phiên thảo luận bao gồm: Thực hiện các thỏa thuận đạt được tại Lima (Peru); chủ đề và các ưu tiên của Năm APEC 2017; kế hoạch triển khai Năm APEC 2017 và xa hơn nữa. 

Theo báo Quân đội nhân dân, ngay sau Hội nghị ISOM, trong chiều cùng ngày sẽ diễn ra Họp báo về Năm APEC Việt Nam 2017 do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC quốc tế, Chủ tịch SOM APEC Peru 2016 và đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Họp báo sẽ giới thiệu chủ đề, các hướng ưu tiên, biểu trưng, cổng thông tin điện tử apec2017.vn và lịch hoạt động Năm APEC 2017; đồng thời thông tin về công tác chuẩn bị của Việt Nam.

Thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nến kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50 % thương mại thế giới.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật