Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kết cục bi thảm của 4 'mỹ nam' được Võ Tắc Thiên sủng ái nhất

(DS&PL) -

Võ Tắc Thiên không chỉ được nhắc đến là một Nữ hoàng độc nhất với nhiều thành tựu to lớn, mà những câu chuyện truỵ lạc của bà cũng là chủ đề khiến hậu thế phải bàn mãi.

Võ Tắc Thiên không chỉ được nhắc đến là một nữ hoàng độc nhất với nhiều thành tựu to lớn, mà những câu chuyện truỵ lạc của bà cũng là chủ đề khiến hậu thế phải bàn mãi.

Ảnh minh hoạ.

Võ Tắc Thiên là một nữ chính trị gia kiệt xuất, cũng là vị nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong 15 năm chấp chính, Võ Tắc Thiên coi trọng sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích tuyên truyền Phật giáo, duy trì sự ổn định trong nước; đồng thời còn mở mang bờ cõi vươn đến Trung Á, hoàn thành kế hoạch chinh phục bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên Võ Tắc Thiên cũng phải nhận nhiều sự phê bình vì thường lạm sát vô tội và đặc biệt là những bê bối xung quanh chốn hậu cung của vị nữ hoàng này.

Nếu như hậu cung của các nam Hoàng đế có hơn 3000 phi tần mỹ nữ, thì nam sủng của Võ Tắc Thiên cũng không hề thua kém, thậm chí là nhiều hơn. Trong số đó, có 4 nam sủng "thị phi" nhất nhưng ai nấy cũng phải nhận lấy cái kết bi thảm.

Tiết Hoài Nghĩa và Thẩm Nam Liêu

Tiết Hoài Nghĩa có tên thật là Phùng Tiểu Bảo, ông là được ghi chép là nam sủng đầu tiên của Võ Tắc Thiên trong lịch sử.

Phùng Tiểu Bảo vốn là một tiểu thương bán cao dược, được mô tả là người có khuôn mặt đẹp và thân hình tráng kiện. Để có thể lấy lòng Võ Tắc Thiên, Thái Bình công chúa đã tiến cử Tiểu Bảo cho bà. Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái, bắt Tiểu Bảo cải trang thành nhà sư, phong làm trụ trì Bạch Mã tự, ban tên mới là Hoài Nghĩa, vì thế mà Tiết Hoài Nghĩa có thể tự do ra vào hoàng cung.

Trong thời gian được sủng ái, Tiết Hoài Nghĩa không ngừng thăng quan tiến chức nhờ chiếc lưỡi giỏi nịnh nót của mình. Ông chính là người xây dựng Minh Đường, còn nhiều lần trên danh nghĩa đại tướng quân xuất binh thảo phạt Đột Quyết, khiến Võ Tắc Thiên hết sức hài lòng.

Thế nhưng vào chính cái lúc Tiết Hoài Nghĩa đang "như diều gặp gió" thì Võ Tắc Thiên lại "phải lòng" thái y Thẩm Nam Liêu.

Sau khi ăn nằm với Thẩm Nam Liêu, Võ Tắc Thiên ngày càng lạnh nhạt với Tiết Hoài Nghĩa. Điều này đã khiến Tiết Hoài Nghĩa vô cùng tức giận và đốt cháy Minh Đường mà ông xây cho Võ Tắc Thiên.

Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên không những không trị tội mà còn ra bảo ông tu sửa lại Minh Đường, bởi Nữ hoàng cho rằng hành động của sư Hoài Nghĩa xuất phát từ lòng ghen tuông, đồng nghĩa với việc nói lên "sức hấp dẫn" của bà vẫn còn.

Mặc dù không bị chịu phạt, nhưng Tiết Hoài Nghĩa trong lòng vẫn không thôi uất ức. Ông thường đem thói xấu trên giường của Võ Tắc Thiên tuyên truyền khắp nơi, khiến Nữ hoàng nổi giận và lập kế giết hại.

Sau khi Tiết Hoài Nghĩa chết, Thẩm Nam Liêu là người duy nhất được sủng ái. Mối tình này bắt đầu từ khi Võ Tắc Thiên thường triệu Thẩm Nam Liêu vào cung để mát-xa và hỏi về "cao dược hồi xuân". Võ Tắc Thiên nhận thấy thái y họ Thẩm cũng thuộc dạng khôi ngô liền bắt ông phục vụ mình. Tuy nhiên, Thẩm Nam Liêu cũng chết không lâu sau đó. Nguyên nhân cái chết của nhân vật này được cho là vì quá lao lực.

Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi

Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi vốn là hai anh em, cả hai đều chỉ hơn 20 tuổi, đều rất tuần tú, nhiều tài lẻ và giỏi chuyện "giường chiếu". Hai người vốn là người đàn ông của Thái Bình công chúa, sau để thể hiện lòng hiếu thảo với mẹ, công chúa đã tiến cử Trương Xương Tông làm Võ Tắc Thiên rất vui. Trương Xương Tông nhận tiện tiến cử luôn anh mình là Trương Dịch Chi vào hầu hạ. Cả hai nhận được sủng ái và được phong chức tước bổng lộc cực hậu.

Hai anh em họ Trương thay nhau phục vụ Thiên hậu, nhưng vẫn chưa đủ để làm Võ Tắc Thiên hài lòng. Các quan thần nhận cũng dần tiến cử con em, thậm chí chính mình vào để hầu hạ nữ hoàng mong kiếm được lợi lộc.

Võ Tắc Thiên bèn cho người xây dựng Phụng Thần viện, với danh nghĩa là nuôi chim hạc, nhưng thực chất là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn dục vọng cho mình.

Phụng Thần viện trở thành nơi truỵ lạc nhất nhưng cũng không khác gì một nghĩa trang ngay giữa chốn cung đình. Những thanh niên bị thất sủng hay không làm nữ hoàng vừa ý sẽ bị diệt khẩu và ném xuống hồ. Sau này cháu nội Võ Tắc Thiên là Đường Huyền Tông cho khai quật đã phát hiện hàng đống xương người dưới hồ.

Còn về anh em họ Trương, thế lực của họ cũng không ngừng bành trướng nhờ nhận được sự sủng ái, nhiều quan thần trong triều cảm thấy bất mãn nhưng không thể làm gì, ngay cả tể tướng Trương Giản Chi cũng bất lực.

Năm 705, Võ Tắc Thiên lâm bạo bệnh, tể tưởng Trương Giản Chi lấy danh nghĩa "anh em họ Trương mưu phản", phát động binh biến, "mời" Võ hậu trên giường bệnh nhường ngôi cho Đường Trung Tông, đồng thời giết chết 2 anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.

Võ Tắc Thiên sau đó cũng như bị giam lỏng ở biệt cung cho đến khi qua đời ở tuổi 82.

Hoa Vũ (Theo Qulishi)

Tin nổi bật