Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kẻ sát hại người tình đang mang thai, cướp tài sản lãnh án chung thân

(DS&PL) -

Trong lúc cự cãi, Tám dùng dao, túm tóc nạn nhân lôi vào nhà tắm rồi ra tay sát hại. Sau khi gây án, Tám lấy 2 điện thoại, túi xách của nạn nhân rồi bỏ trốn.

Trong lúc cự cãi, Tám dùng dao, túm tóc nạn nhân lôi vào nhà tắm rồi ra tay sát hại. Sau khi gây án, Tám lấy 2 điện thoại, túi xách của nạn nhân rồi bỏ trốn.

Theo thông tin trên báo Công an nhân dân, Vnexpress, ngày 30/3, TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đình Tám (37 tuổi, trú tại xã Thuận Hà, H.Đắk Song) mức án tù chung thân về tội giết người, cướp tài sản.

Nạn nhân là chị Trần Thị Khánh L. (24 tuổi, trú tại xã Đắk Wer, huyện Đắk Lấp, tỉnh Đắk Nông, là tài xế taxi).

Nguyễn Đình Tám nhận mức án chung thân về hành vi giết người - Ảnh: Dân Trí

Theo cáo trạng, Tám và chị L. có mối quan hệ tình cảm sống với nhau như vợ chồng. Tuy nhiên, trong thời gian chung sóng, Tám và L. có nhiều mâu thuẫn nên L. bỏ ra ngoài thuê trọ.

Ngày 4/8/2016, L. hẹn Tám đến một quán cà phê để giải quyết công việc gia đình. Tại đây, 2 người tiếp tục xảy ra mâu thuẫn liên quan đến chuyện tiền bạc nên L. bỏ về nhà trọ ở ã Đắk Wer, huyện Đắk Lấp nghỉ.

Tám lấy xe máy chạy theo về đến phòng trọ và tiếp tục cãi nhau. Trong lúc cự cãi, Tám chạy xuống bếp lấy dao, túm tóc kéo chị L. vào nhà tắm rồi ra tay sát hại.

Sau khi gây án, Tám lấy 2 điện thoại, 1 túi xách của nạn nhân rồi tẩu thoát. Sau đó, Tám mang tài sản về nhà ở huyện Đăk Song đốt nhằm phi tang chứng cứ.

Vào cuộc điều tra, cơ quan công an đã bắt giữ Tám. Qua giám định, nạn nhân bị sát hại khi mang thai hơn 4 tháng và đứa bé là con của Tám.

Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

n)  Có tính chất côn đồ;

o)  Có tổ chức;

p)  Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 133. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật