Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kế hoạch chấm dứt xung đột Nga – Ukraine của ông Trump là gì?

  • Đinh Kim (Theo Al Jazeera)
(DS&PL) -

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói rằng ông có một kế hoạch rất chính xác về cách chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.

Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông cố thể nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nhưng không đưa ra kế hoạch chi tiết, giữa lúc cuộc tổng tuyển cử đang đến gấn.

Theo Al Jazeera, thượng nghị sĩ JD Vance – người liên danh tranh cử của ông Trump, trong một chương trình Podcast đã tiết lộ một số chi tiết về tầm nhìn của Chính quyền ông Trump đối với vai trò tương lai của Washington trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Cựu Tổng thống Trump nhiều lần đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Ukraine để chỉ trách giới lãnh đạo đảng Dân chủ, lập luận rằng họ đã viện trợ và trang bị vũ khí cho một cuộc xung đột mở rộng, quy mô lớn không có lợi cho Washington.

Ông nói rằng, cuộc xung đột này sẽ không bao giờ bùng nổ nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, đồng thời khẳng định có thể chấm dứt xung đột “trong vòng 24 giờ”. Tuy nhiên, ông không đưa ra được bằng chứng nào để củng cố cho cả hai tuyên bố này.

Trong cuộc tranh luận tổng thống với Phó Tổng thống Kamala Harris vào tuần trước, ông Trump cho biết nếu tái đắc cử vào tháng 11/2024 thì ông sẽ hoàn thành cam kết này trước khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Tuy nhiên, ứng viên đảng Cộng hòa không trình bày chi tiết kế hoạch vì cho rằng việc này sẽ làm lộ mục đích của ông trong các cuộc đàm phán.

“Tôi có một kế hoạch rất chính xác về cách chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga. Và tôi có một ý tưởng nhất định, có thể không phải là một kế hoạch, nhưng là một ý tưởng cho Trung Quốc”, cựu Tổng thống Mỹ chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Ông Trump sau đó nói thêm: “Nhưng tôi không thể cho bạn xem những kế hoạch đó vì nếu tôi làm vậy thì tôi sẽ không thể sử dụng chúng. Chúng sẽ không thành công. Một phần của kế hoạch này chính là sự bất ngờ”.

Trong khi ông Trump không muốn chia sẻ chi tiết về kế hoạch “ngăn chặn xung đột giữa Nga và Ukraine”, người bạn đồng hành của ông gần đây đã cởi mở hơn. Theo ông Vance, ông Trump sẽ bắt đầu đàm phán với Điện Kremlin, Ukraine và các bên liên quan ở châu Âu nếu ông thắng cử với mục tiêu đạt được “một giải pháp hòa bình”.

“Ý tưởng này có lẽ sẽ là đề xuất giống như ranh giới phân định hiện tại giữa Nga và Ukraine, giống như một khu phi quân sự”, Thượng nghị sĩ Vance chia sẻ hồi tuần trước. Ông không tiết lộ về vị trí hoặc phạm vi của khu phi quân sự nhưng nhấn mạnh rằng, nơi này sẽ được “tăng cường nghiêm ngặt để Nga không thể đưa binh sĩ vào lần nữa”.

Bên cạnh đó, ông cho hay: “Ukraine vẫn giữ được chủy quyền độc lập của mình, còn Nga nhận được sự đảm bảo trung lập từ Ukraine – không tham gia NATO, không tham gia một số tổ chức đồng minh này. Thỏa thuận cuối cùng sẽ tương tự như vậy”.

"Phó tướng" của cựu Tổng thống Trump - Thượng nghị sĩ JD Vance. Ảnh: Reuters

Theo ông Vance, sẽ có rất nhiều rủi ro nếu Mỹ giúp Ukraine giành quyền kiểm soát Crimea, nơi đã sáp nhập vào Nga. Ông đồng thời bày tỏ niềm tin rằng cựu Tổng thống Trump sẽ có thể đạt được thỏa thuận nhanh chóng.

Giới quan sát nhận định, các phác thảo kế hoạch của ông Vance có vẻ gần hơn nhiều với tầm nhìn mà Moscow đưa ra về việc chấm dứt xung đột, so với tầm nhìn mà phía Kiev và NATO ủng hộ. Trước hết, ông ủng hộ việc duy trì các ranh giới phân định hiện tại và điều này có nghĩa là Ukraine sẽ phải nhượng lại quyền kiểm soát một số lãnh thổ của họ.

Vài tháng sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, Nga đã kiểm soát một số khu vực của Ukraine, bao gồm các khu vực ở Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia. Moscow nhấn mạnh rằng, bất kỳ kế hoạch hòa bình nào cũng phải thừa nhận “thực tế trên thực địa”.

Trong khi đó, Ukraine tuyên bố bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải vô hiệu hóa việc Nga sáp nhập toàn bộ lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả việc hủy bỏ việc sáp nhập Crimea và trả lại quyền kiểm soát cho Kiev.

Ngoài ra, Kiev cũng đang nỗ lực hết sức để có thêm ngân sách, vũ khí và trở thành thành viên của NATO. Liên minh quân sự phương Tây này đã thảo luận về quá trình gia nhập của Ukraine, cam kết đẩy nhanh quá trình gia nhập khối của Kiev theo “con đường không thể đảo ngược”.

Theo nhận định trên Al Jazeera, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine không có dấu hiệu chấm dứt trong tương lai gần, bất chấp những lời hùng biện trong cuộc bầu cử ở Mỹ.

Điện Kremlin cũng bày tỏ sự bi quan về tuyên bố của ông Trump rằng sẽ chấm dứt xung đột ngay lập tức. Hồi đầu tháng 9, phát ngôn viên Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho rằng kế hoạch đó chỉ nằm trong “phạm vi tưởng tượng”.

Về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông nói rằng Moscow sẽ “ủng hộ” chiến dịch của Phó Tổng thống Harris và có lẽ bà sẽ không áp dụng thêm lệnh trừng phạt đối với Nga.

Hiện tại, cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine vẫn đang diễn ra. Quân đội Nga đã đạt được những bước tiến nhỏ ở miền Đông Ukraine, trong khi lực lượng Ukraine tiếp tục tấn công vào khu vực biên giới Kursk.

Tin nổi bật