Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Jihadistan”: Quốc gia thánh chiến mới nảy sinh ở Cận Đông?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bài xã luận trên Le Monde viết vụ ISIL chiếm được một vùng rộng lớn phía Iraq có thể nảy sinh thêm nhà nước thánh chiến mới tạm đặt tên là “Jihadistan”.

(ĐSPL) - Bài xã luận trên Le Monde viết vụ ISIL chiếm được một vùng rộng lớn phía Iraq có thể nảy sinh thêm nhà nước thánh chiến mới tạm đặt tên là “Jihadistan”.
“Nhà nước” Hồi giáo cực đoan “Jihadistan” (thánh chiến) bao trùm cả một vùng rộng lớn gồm phía bắc Iraq và đông bắc Syria. Đây quả là một sự kiện có tầm vóc quan trọng đáng kể không chỉ cho cả khu vực, mà còn cả đối với phương Tây.

Đất nước Iraq đang sa vào nội chiến, với việc lực lượng của tổ chức cực đoan "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông" đang thừa thắng tiến về phía thủ đô Bagdad.

Sự suy yếu của hai quốc gia Cận Đông - vốn một thời hùng mạnh là Syria và Iraq - là cơ hội tốt cho tổ chức cực đoan “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông” (ISIL) không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng. Xét về mặt tài lực, rõ ràng ISIL đã hơn hẳn cả mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Cũng giống như nhận định của Libération, dựa trên nền tảng thuần đạo Hồi cực đoan thuộc hệ Sunni và các thủ đoạn hành động bạo tàn, giờ đây đạo quân nổi dậy của “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Cận Đông” có thể làm thay đổi một cách lâu dài bản đồ khu vực.
Tại Iraq, đạo quân thánh chiến này hầu như đã chiếm lĩnh gần hết các vùng đông người Hồi giáo theo hệ phái Sunni. Tại Syria, ISIL đã chinh phục một phần phía đông đất nước đồng thời vẫn đảm bảo tính liên tục lãnh thổ với lãnh địa tại Iraq. Có thể nói là một tiểu quốc gia đang cắm rễ bằng cách dỡ bỏ thuế quan, bắt cóc đòi chuộc, cướp bóc và buôn lậu dầu mỏ.
Trong khi đó, chính quyền Bagdad - do những người Shi’ite chiếm đa số chi phối - lại bất lực trong việc ngăn chặn ISIL. Chính sự điều hành quá thiên vị, nên chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Maliki đã phải trả giá bằng lòng thù hận của thiểu số cộng đồng Sunni ở Iraq.
Kết quả là một sự hỗn loạn chiến lược chưa từng thấy. Các bộ tộc Sunni ủng hộ ISIL cho đó là “sự trả thù của những người theo hệ Sunni ở miền bắc Iraq”.
Vấn đề ở chỗ thái độ lập lờ của Mỹ. Về phía Syria, Washington chỉ ủng hộ một cách dè chừng quân nổi dậy chống lại chế độ Assad. Nhưng đồng thời, Mỹ lại dựa vào chính quyền al-Maliki tại Iraq chống lại ISIL, dù biết rằng Bagdad lại là “đồng minh tôn giáo” của Assad tại Syria.
Bài xã luận nhắc lại rằng vào năm 2003, lấy danh nghĩa chống khủng bố, Washington tiến hành cuộc chiến xâm lược tại Iraq. Mười một năm sau, trên đống đổ nát của cuộc xâm lược năm nào, phe Hồi giáo cực đoan thánh chiến (jihad) đang chiến thắng tại Iraq. Một thảm họa cuối cùng cho Mỹ, nhưng lại là một thảm kịch không hồi kết cho người dân Iraq và Syria. Đồng thời, đó chính là một  mối họa cho Châu Âu.
Theo báo Pháp Le Figaro ngày 12/6, Mỹ đã gieo mầm hỗn loạn và đang "bất lực đứng nhìn thảm họa đang xảy ra” ở Iraq.

Tin nổi bật