Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Iraq bên bờ nội chiến

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Iraq có nguy cơ sa vào nội chiến giữa người Hồi giáo Shi’ite và Sunni, với ISIL được nhiều thành phần thuộc chế độ cũ của Saddam Hussein ủng hộ.

(ĐSPL) - Iraq có nguy cơ sa vào nội chiến giữa người Hồi giáo Shi’ite và Sunni, với ISIL được nhiều thành phần thuộc chế độ cũ của Saddam Hussein ủng hộ.
Tuần trước, phong trào “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Cận Đông” (ISIL) đã “thắng như chẻ tre”, liên tiếp chiếm được nhiều thành phố lớn tại Iraq như Mosul, Tikrit.

Lực lượng của “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Cận Đông” (ISIL) đã “thắng như chẻ tre”, liên tiếp chiếm được nhiều thành phố lớn tại Iraq như Mosul, Tikrit.

Trả lời phỏng vấn của đài RFI, ông Karim Emile Bitar - chuyên gia về Trung Cận Đông thuộc Viện Quan hệ Chiến lược Quốc tế (IRIS) của Pháp phân tích về những mầm mống tạo sức mạnh cho phong trào Hồi giáo cực đoan ISILL. 
Về khả năng thủ đô Bagdad rơi vào tay quân nổi dậy thuộc “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Cận Đông”, chuyên gia Karim Emile Bitar nói: “Đó là một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra. Mới chỉ cách đây vài ba tuần không ai nghĩ rằng thủ đô Baghdad có thể bị đe dọa. Chúng ta đang chứng kiến những hậu quả vô cùng tai hại từ những sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến lược Những hậu quả đó sẽ tác động lâu dài, không chỉ đối với Iraq, mà còn cả với các quốc gia khác trong vùng”.
“Bởi lẽ các nước láng giềng sát cạnh Iraq đang trở thành những cửa ngõ để cho các phần tử Hồi giáo cực đoan tung hoành. Một giai đoạn mới đang được mở ra và tôi nghĩ là quốc tế phải trả giá đắt cho những sai lầm liên tiếp về mặt chiến lược kể từ năm 2003, tức là kể từ khi Mỹ  đưa quân vào Iraq. Rất khó để có thể sửa chữa hay khắc phục hậu quả của những sai lầm đó”.  
Trả lời câu hỏi: Phải chăng là ngoài Baghdad ra, lực lượng an ninh và quân đội Iraq không làm chủ tình hình ở bất kỳ một nơi nào khác, chuyên gia Bitar nói:
“Đúng là như vậy, cả chính phủ lẫn quân đội đều chứng minh rằng họ bất tài một cách đáng ngạc nhiên trong những ngày qua. Mọi người đều biết Thủ tướng Irak, Nouri al-Maliki là một người độc đoán, chính đường lối cứng nhắc đó của ông gieo mầm cho tinh thần bài cộng đồng người Hồi giáo theo hệ phái Shi’ite của một phần còn lại trong xã hội Iraq theo hệ phái Sunni”.
“Các nhà phân tích vẫn lầm tưởng rằng ông Maliki điều khiển được quân đội. Nhưng diễn tiến tình hình trong tuần qua cho thấy chính các lực lượng an ninh, quân sự của ông Maliki đang trong tình trạng rệu rã chưa từng thấy. Điều đó cũng có nghĩa là ông Maliki phải trông chờ vào sự yểm trợ của Mỹ và nhất là của chính quyền Iran. Hậu quả trực tiếp là Tehran sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn trong khu vực vào thời điểm mà chính quyền Iran đang chạy nước rút để đạt được một thỏa thuận về hạt nhân với cộng đồng quốc tế”.

Các phần tử Hồi giáo cực đoan ISIL thẳng tay hành quyết tù binh là binh sĩ và cảnh sát Iraq bị chúng bắt được.

Trả lời câu hỏi liệu Iraq có nguy cơ lâm vào nội chiến, chuyên gia Karim Emile Bitar nhận định: “Giờ đây những bức xúc của người dân Iraq, giữa hai cộng đồng tôn giáo đã lên tới đỉnh điểm và có nguy cơ đẩy Iraq vào bạo loạn. Trong những năm gần đây, quốc tế, cũng như chính quyền Bagdad hoàn toàn thất bại trong việc hòa giải giữa người Hồi giáo theo hệ phái Sunni và hệ phái Shi’ite”.
“Bagdad đã không mời đại diện của cộng đồng người Sunni tham gia thành phần chính phủ, một số nhân vật lãnh đạo thuộc nhánh Sunni đã bị truy bức … Ngày nay, các nhà cầm quyền tại Baghdad phải trả giá đắt cho những hành vi đó. Hậu quả của những sai lầm nói trên không chỉ dừng lại ở Iraq mà còn tràn sang Syria. Cần biết rằng tổ chức ‘Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Trung Đông (ISIL) chủ trương giành lấy chính quyền không chỉ ở Iraq, mà cả ở Iran lẫn Syria. ISIL đang có tham vọng thành lập một trục Sunni để đối đầu với trục Shi’ite ở Trung Cận Đông”. 
Về vai trò của cộng đồng người Kurdistan, chuyên gia Karim Emile Bitar nói:  
“ISILL đã tấn công cộng đồng Kurdistan với lý do đơn giản là vì chỉ còn có cộng đồng này đủ sức kháng cự lại với các phong trào Hồi giáo cực đoan chủ trương thánh chiến. Đừng quên rằng, lính Kurdistan được trang bị vũ khí rất đầy đủ và được Mỹ đào tạo rất tốt. Họ rất có kỷ luật. Đó là một đội ngũ với khoảng 250.000 quân, hoàn toàn có thể can thiệp bất cứ lúc nào”.
“Trong khi đó, quân đội Iraq vừa bất lực, vừa bất tài và vô dụng. Tôi nghĩ là Kurdistan sẽ lợi dụng thời cơ này để mặc cả với chính quyền Baggdad một số chuyện. Có nhiều khả năng là Kurdistan sẽ đòi quyền tự trị rộng rãi hơn. Hiện tại 49 \% các khoản đầu tư nước ngoài vào Iraq tập trung ở Khu tự trị Kurdistan. Theo tôi, nếu Kurdistan khéo léo một chút, thì họ sẽ chính là bên thắng cuộc trong bối cảnh hỗn loạn nhiễu nhương hiện nay ở Iraq”. 

Tin nổi bật