Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Indonesia trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên chạm mốc gần 3 triệu ca mắc COVID-19

(DS&PL) -

Với số lượng ca nhiễm mới là 33.772 trường hợp, Indonesia đã chạm mốc gần 3 triệu bệnh nhân COVID-19.

Trang Reuters đưa tin Indonesia đã báo cáo mức cao kỷ lục 1.383 trường hợp tử vong do COVID-19 vào ngày 21/7 (giờ địa phương), theo dữ liệu từ lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của quốc gia Đông Nam Á này.

Indonesia cũng ghi nhận thêm 33.772 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 21/7, nâng tổng số bệnh nhân của Indonesia lên gần 3 triệu người, với tổng cộng 77.000 ca tử vong. Indonesia hiện đang đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất ở châu Á.

Trong năm 2020, dường như Indonesia đã kiểm soát được sự bùng phát của COVID-19. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, quốc gia có 270 triệu người đang sinh sống đã trở thành tâm chấn mới của đại dịch ở châu Á. Indonesia ghi nhận nhiều ca mắc mới và bệnh nhân tử vong hàng ngày hơn Ấn Độ - nơi bị ảnh hưởng nặng nề khi đợt dịch bùng phát lần thứ hai.

Với hàng chục nghìn ca lây nhiễm được ghi nhận hàng ngày, các chuyên gia cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của Indonesia có thể bị đẩy đến bờ vực thảm họa nếu sự lây lan của virus tiếp tục không suy giảm.

Các ca nhiễm mới ở Indonesia bắt đầu gia tăng vào cuối tháng 5, sau ngày lễ Eid Al-Fitr để đánh dấu sự kết thúc của tháng ăn chay của người Hồi giáo. Kể từ đó, số lượng bệnh nhân COVID-19 nhanh chóng tăng theo cấp số nhân.

Theo các chuyên gia y tế, cuộc khủng hoảng dịch bệnh đang được thúc đẩy bởi sự lây lan của biến thể Delta.

Jan Gelfand, người đứng đầu phái đoàn Indonesia của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), cho biết: “Mỗi ngày chúng ta đều thấy biến thể Delta này đưa Indonesia đến gần bờ vực của thảm họa COVID-19".

Phố thường nhộn nhịp ở trung tâm thành phố Jakarta trở nên vắng vẻ hơn thường ngày, khi biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao xuất hiện ở khắp Indonesia. Ảnh: CNN.

Các chuyên gia cho rằng chính phủ đã phản ứng chậm chạp trong việc không thực hiện các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt vào năm 2020 sau khi các ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận trong nước. Họ cũng cáo buộc chính phủ đã không đầu tư vào các hệ thống kiểm tra và truy tìm hiệu quả.

Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 20/7, Indonesia đã ghi nhận tổng số gần 3 triệu trường hợp mắc bệnh và hơn 76.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại các số liệu này đánh giá thấp mức độ lây lan thực sự trong nước do thiếu thử nghiệm.

Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 7 cho biết việc xét nghiệm không đầy đủ tiếp tục là một vấn đề, với hơn 50% số tỉnh ở Indonesia báo cáo tỷ lệ xét nghiệm dưới mức khuyến nghị.

Báo cáo cho biết: “Nếu không có thử nghiệm thích hợp, nhiều tỉnh không thể cách ly các ca bệnh được xác nhận đúng thời hạn".

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin nói với CNN vào đầu tháng 7 rằng các nhà chức trách ban đầu không nhận ra rằng virus đã lây lan nhanh như thế nào trong đợt mới nhất này.

Các đảo Java và Bali đã được đặt trong tình trạng phong tỏa khẩn cấp vào ngày 3/7 cùng với các thành phố khác trên quần đảo.

Bích Thảo (Theo Reuters, CNN)

Tin nổi bật