Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Indonesia tiếp tục đập tan âm mưu đánh bom dinh Tổng thống

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cảnh sát Indonesia tuyên bố đã triển khai 2 vụ bắt giữ các đối tượng, nằm trong một đường dây khủng bố có ý đồ tấn công dinh Tổng thống nước này.

(ĐSPL) – Trong thời gian chưa đến một tuần, cảnh sát Indonesia tuyên bố đã triển khai 2 vụ bắt giữ các đối tượng, nằm trong một đường dây khủng bố có ý đồ tấn công dinh Tổng thống nước này.

Cổng thông tin trực tuyến Detik.com (Indonesia) tiết lộ vào hồi 4h30 ngày 15/12 theo giờ địa phương, các giới chức Indonesia đã triển khai bắt giữ đối tượng có danh tính được giấu là TS, tại nhà riêng của người phụ nữ này ở Tasikmalaya, phía Tây thành phố Java.

Theo tờ Đại Đoàn Kết, đối tượng này bị cáo buộc có liên quan đến một nhóm khủng bố đang lên kế hoạch tấn công liều chết bằng bom, nhằm vào Dinh Tổng thống Indonesia tại thủ đô Jakarta.

Dinh Tổng thống Indonesia tại thủ đô Jakarta.

Trước đó, tờ Công Lý đưa tin, hôm 11/12, cảnh sát Indonesia đã đột kích vào một khu nhà trọ ở thành phố Bekasi, tỉnh Tây Java, phía Đông thủ đô Jakarta và phát hiện ra một quả bom chưa phát nổ. Cảnh sát sau đó đã cho nổ phá huỷ quả bom an toàn, đồng thời tóm gọn các nghi phạm.

Trong số các nghi phạm có một phụ nữ bị bắt tại khu nhà trọ ở Bekasi, nơi cảnh sát phát hiện 1 quả bom nặng 3 kg giấu trong nồi áp suất. Hai nghi phạm nam giới bị bắt tại Jakarta. Và nghi phạm thứ tư là một người đàn ông được cho đã chế tạo quả bom đã bị bắt ở khu vực trung tâm đảo Java.

Cảnh sát cho biết, các đối tượng bị bắt giữ đang lên kế hoạch đánh bom nhằm vào dinh Tổng thống trong thời gian lực lượng cảnh vệ đổi phiên gác. Nhưng âm mưu tấn công bị phát giác khi cảnh sát phát hiện bức thư của một trong số những kẻ tình nghi gửi cho bố mẹ đối tượng, trong đó nói rõ ý định thực hiện vụ tấn công.

Đây là vụ bắt giữ mới nhất trong chiến dịch tăng cường an ninh của Indonesia trước thềm các ngày lễ đón mừng năm mới đang đến gần và có những quan ngại về sự gia tăng hoạt động của các phần tử cực đoan ủng hộ IS ở quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trên thế giới này.

Ước tính có khoảng 1.200 đối tượng ủng hộ tổ chức thánh chiến này ở Indonesia và hàng chục đối tượng khác cũng đang tham chiến cho tổ chức này ở Syria và Iraq.

Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn cảnh sát quốc gia Indonesia Awi Setiyono cho biết: “Các đối tượng đã bị kích động từ các thông điệp mà Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng phát đi, với các nội dung như: nếu các bạn không thể tham gia chiến đấu tại Syria, các bạn có thể gây sự hỗn loạn ngay từ chính các quốc gia của mình. Đây chính là điều khiến các đối tượng thực hiện các vụ tấn công”.

Điều 7, Thẩm quyền của Nhà nước (Công ước chống khủng bố của ASEAN)

1. Một Bên phải thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với tội phạm đề cập trong Công ước này khi:

a. Tội phạm được thực hiện trong lãnh thổ của Bên đó; hoặc là

b. Tội phạm được thực hiện trên tàu treo cờ của Bên đó hoặc một chiếc máy bay được đăng ký theo luật của Bên đó tại thời điểm thực hiện tội phạm; hoặc là

c. Tội phạm do công dân của Bên đó thực hiện.

2. Một Bên có thể thiết lập quyền tài phán của mình đối với bất kỳ hành vi phạm tội nào sau đây:          

a. Tội phạm chống lại công dân của Bên đó.

b. Tội phạm được thực hiện chống lại một cơ quan nhà nước hoặc chính phủ của Bên đó ở nước ngoài, bao gồm Đại sứ quán hoặc trụ sở ngoại giao hoặc lãnh sự khác; hoặc là

c. Tội phạm được thực hiện nhằm buộc Bên đó phải làm hoặc không làm việc gì đó; hoặc

d. Tội phạm được thực hiện bởi một người không quốc tịch thường trú tại lãnh thổ của Bên đó.

3. Một Bên cũng thiết lập quyền tài phán đối với tội phạm đề cập trong Điều 2 của Công ước này trong trường hợp người phạm tội có mặt trong lãnh thổ của mình và Bên đó không dẫn độ người đó tới bất kỳ Bên nào cũng thiết lập quyền tài phán theo khoản 1 và 2 Điều này.

4. Công ước này không loại trừ việc thực hiện bất kỳ quyền tài phán hình sự của một Bên theo luật pháp quốc gia.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Link nguồn: https://www.unodc.org

(Tổng hợp)

Tin nổi bật