Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Indonesia: Biểu tình chống đạo luật cấm các tổ chức “đi ngược đường lối quốc gia”

(DS&PL) -

Hơn 1000 người dân đã biểu tình sau khi Thủ tướng Indonesia thông qua đạo luật cấm các tổ chức dân sự “đi ngược đường lối quốc gia".

Hơn 1000 người dân đã biểu tình trước tòa nhà Quốc hội sau khi Thủ tướng Indonesia thông qua đạo luật cấm các tổ chức dân sự “đi ngược đường lối quốc gia”.

Sáng ngày 24/10, Thủ tướng Indonesia Joko Widodo đã chính thức thông qua một dự luật được soạn thảo từ tháng 7. Chính sách này sẽ giải thể các nhóm chính trị bảo thủ, những tổ chức dân sự theo đường lối ôn hòa về vấn đề tôn giáo, cũng như cấm các tổ chức tương tự thành lập trong tương lai bởi lý do “đi ngược đường lối quốc gia”.

Ông Arya Bima, một nhà lập pháp ủng hộ chính sách, cho biết: "Chúng tôi đã thấy các tổ chức quần chúng chống lại chế độ công dân Pancasila và gây ra xung đột xã hội. Dự luật này không cản trở quyền tự do hội họp hay tổ chức mà chỉ củng cố định hướng đúng đắn."

Pancasila, hay còn được gọi là “năm nguyên tắc”, là đường lối tư tưởng của nhà nước Indonesia, bao gồm niềm tin vào thượng đế, sự thống nhất của đất nước, công bằng xã hội dân chủ và sự đa dạng tôn giáo trong một hệ thống chính phủ thế tục.

Ngay sau khi thông tin được công khai, hơn 1000 người dân dưới sự lãnh đạo của các nhóm Hồi giáo đã biểu tình trước tòa nhà Quốc hội, thể hiện thái độ phẫn nộ và yêu cầu bác bỏ ngay chính sách mới. Hơn 5.200 cảnh sát và binh lính đã được huy động để bảo vệ khu vực trung tâm Jakarta.

Một cuộc biểu tình tại thủ đô Jakarta phản đối dự luật mới đầu tháng 7/2017 - ẢNh: Reuters

Từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, các tổ chức Hồi giáo như Hizb-ut Tahrir Indonesia (HTI) hay Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo (FPI) đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình kêu gọi áp dụng luật Hồi giáo ở Indonesia. Một quan chức chính phủ theo đạo Thiên chúa từng trở thành mục tiêu tấn công của các tổ chức này do có phát biểu công kích đạo Hồi.

Theo luật mới, bất cứ ai "tin tưởng hay phát triển ý thức trái ngược với đường lối quốc gia (Pancasila)" có thể phải đối mặt với án tù 6 tháng hoặc các hình thức cảnh cáo khác.

Các nhà hoạt động nhân quyền và các tổ chức dân sự bày tỏ sự phản đối quyết liệt, cho rằng bộ luật này sẽ “đưa quốc gia quay lại thời kỳ độc tài Suharto”. Nhà lập pháp phe đối lập Al Muzamil Yusuf khẳng định đây là hành vi "vi phạm các quyền dân chủ và thiên vị chính phủ".

Hiện nay, trên mạng xã hội Twitter của Indonesia, hashtag ủng hộ Thủ tướng Widodo đã nhanh chóng trở thành từ khóa được dùng nhiều nhất. Một người dùng bình luận: "Chính sách này không liên quan đến bất kỳ đảng phái chính trị nào. Đó là sự thống nhất của quốc gia này”.

Thu Phương (Theo Reuters)

Tin nổi bật