Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Huyền thoại về loài “thuồng luồng” khổng lồ hình dáng giống rắn biển ẩn mình dưới bùn sâu

(DS&PL) -

Ngư dân vùng biển trải qua bao đời luôn ví loài chình biển là “thuồng luồng” bởi có hình dáng giống loại rắn biển.

Ngư dân vùng biển trải qua bao đời luôn ví loài chình biển là “thuồng luồng” bởi có hình dáng giống loại rắn biển.

Thời gian gần đây, nhiều con cá chình có trọng lượng "khủng" liên tiếp sa lưới ngư dân. Cá chình là loài cá da trơn có khả năng thích ứng với sự biến động của độ mặn và nhiệt độ. Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Cá chình nước ngọt thường rất sợ ánh sáng, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm và sống trong các hang đá hoặc các hốc trong các sông, suối có độ sâu, nhiệt độ và hàm lượng ôxy trong nước thích hợp.

Một năm chúng vượt hàng trăm km từ biển ngược các dòng sông lên núi kiếm ăn. Đến mùa lũ chúng lại trôi theo lũ ra biển để sinh sản.

Cá chình có hình trụ dài, dạng rắn, màu đen, mõm nhọn, có vảy xếp dạng hình chiếc chiếu, nhỏ, dạng trái xoan và vây chạy vùng quanh ngực. Cá chình tự nhiên nặng hơn 10 kg thuộc loại hiếm có. Theo những người săn bắt cá chình, đã có người bắt được con cá to nhất đến 24kg.

Con cá chình có thân màu nâu, bụng màu trắng, đầu nhọn. Ảnh: Vietnamnet

Ngày xưa, ở một số vùng biển miền Trung, mỗi khi nhắc đến loài thuồng luồng biển, ngư dân ai cũng có chút gì đó sợ hãi vì có nhiều câu chuyện kể lại loài vật này đã gây bao tai ương cho người đi biển như thuồng luồng quật chết người, làm đắm ghe, rồi có chuyện “tình yêu” giữa thuồng luồng và người con gái bên bờ biển nọ… luôn luôn là những câu chuyện ly kỳ mà người đời truyền khẩu, nên nhiều người xem đó là vật linh, có người còn thờ cúng.

Còn chình biển bây giờ được các nhà hàng ưa chuộng, vì nó là thứ đặc sản ngon, hiếm và đang được thương lái thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc… Cá càng lớn, càng lâu năm tuổi, thịt càng dai và ngon nên càng được giá. Vì thế mà hiện nay, tại các vùng biển đã hình thành nhiều nhóm săn chình biển.

Cá này là loại thủy sản cao cấp, giá trị dinh dưỡng rất cao và còn là một vị thuốc. Thịt cá chình biển dai, ngọt, béo khi chế biến thành các món ăn như: nướng, xào, kho, nấu canh chua, nấu cháo, lẩu… đều có mùi vị rất đặc trưng nên những ai đã từng ăn qua đều không thể quên được món cá này.

Ngư dân vùng biển trải qua bao đời luôn ví loài chình biển là “thuồng luồng” bởi có hình dáng giống loại rắn biển. Cá chình biển có 3 loại thường gặp, đó là: cá chình bông, chình nghệ, chình dừa. Chình biển có vây rộng, bơi lội uyển chuyển, cực kỳ khỏe, sống dai lại sở hữu hàm răng sắc nhọn với những cú đớp kinh hồn.

Bắt đầu từ tháng 5 Âm lịch, khi làn nước biển gần bờ lắng bớt lớp phù sa đục ngầu, trở nên xanh trong, có thể nhìn tận đáy cát là lúc ngư dân vùng biển lại chuẩn bị dụng cụ cho mùa săn cá chình biển.

Do giá trị kinh tế cao nên hiện nay nhiều người dân nuôi cá chình thương phẩm bán cho nhà hàng. Phong trào nuôi cá chình trong lồng bè hay ao đất ở miền Tây đang phát triển mạnh bởi loài này đầu ra ổn định, giá bán cao, đem về thu nhập khá. Cá chình nuôi có giá từ 400-500 ngàn đồng/kg.

Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp nhân giống nên chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên. Đây là loài cá thật sự quý hiếm nên cần sự bảo vệ. Vì vậy, những nơi có loài này sinh sống nên bảo tồn và khai thác thích hợp để đảm bảo tìm năng quý hiếm.

Vũ Đậu (T/h) 

Tin nổi bật