Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hướng dẫn đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành kinh tế 2021

(DS&PL) -

Các bạn tham khảo hướng dẫn quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh công ty theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam năm 2021.

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty năm 2021 thế nào cho chuyên nghiệp? Các bạn tham khảo hướng dẫn quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh công ty theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam năm 2021

Ngành nghề kinh doanh chính là thông tin giúp đối tác đánh giá về quy mô và lĩnh vực hoạt động của một doanh nghiệp, do đó kỹ năng lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp là vấn đề nên xem trọng. Để có được một bộ ngành nghề kinh doanh ưng ý, các công ty chuyên dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm để doanh nghiệp tham khảo như sau:

Một là, danh sách ngành nghề kinh doanh cần có đủ các lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ví dụ một công ty xây dựng công trình công nghiệp nếu thiếu ngành nghề về san lấp mặt bằng, xây dựng công trình xả thải thì đối tác sẽ nhận định quy mô hoạt động của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức thầu phụ theo các công việc nhỏ lẻ.

Hai là, cần đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh dự kiến cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Ví dụ một công ty về nhà hàng cần đăng ký ngành nghề về nhượng quyền thương mại, ngành nghề về chế biến thực phẩm, ngành nghề về lưu trú. Nhiều trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi đăng ký kinh doanh ngay sau khi thành lập xong do phát sinh đăng ký thiếu ngành nghề.

Ba là, cần đăng ký đủ ngành nghề về quản lý doanh nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp. Đây là danh sách các ngành nghề có thể hỗ trợ chi phí cho đối tác như Hoạt động tư vấn quản lý, Ủy thác xuất nhập khẩu, ...

Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Thực tế khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành doanh nghiệp gặp một số các bất cập sau:

Thứ nhất, theo luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm miễn sao đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đương nhiên chưa đầy đủ vì có những lĩnh vực kinh doanh phát triển sau thời điểm văn bản pháp luật được ban hành, hoặc có những ngành nghề chưa được ghi nhận do thiếu sót của người tổng hợp.

Thứ hai, có những ngành nghề kinh doanh có nội dung chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí gây nhầm hiểu về hoạt động kinh doanh được phép triển khai của doanh nghiệp. Ví dụ: Ngành nghề dịch vụ cắt xén thông tin, đây là ngành nghề có câu chữ đa nghĩa gây nhầm hiểu về hoạt động tạo lập các thông tin trên cơ sở các nguồn tin có sẵn trên báo chí, trên các trang thông tin điện tử.

Thứ ba, hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam tuy rộng nhưng lại xây dựng theo dạng liệt kê nên luôn thiếu sót những mã ngành nghề mới, ngành nghề có tính đặc thù chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh như “Mua bán, bào trì thiết bị của các nhà máy lọc dầu”. Hoạt động này thông thường đều được các doanh nghiệp thuê chuyên gia từ nước ngoài triển khai, nhưng có những đơn vị Việt Nam đủ năng lực triển khai mong muốn đăng ký thì không có mã ngành phù hợp để lựa chọn.

Tham khảo các thông tin trên cộng đồng doanh nghiệp có thể thấy để đăng ký thành lập công ty có bộ ngành nghề đầy đủ, chuyên nghiệp không phải đơn giản, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đặc thù. Quý vị cần hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội hãy liên hệ công ty Luật Trí Nam – Đơn vị 12 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo uy tín, giá rẻ. Thông tin chi tiết về dịch vụ pháp lý doanh nghiệp hãy liên hệ

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745 Email: hanoi@luattrinam.vn  

Tin nổi bật