Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hướng dẫn cách soạn hồ sơ thành lập công ty năm 2022 từ A tới Z

(DS&PL) -

Hiện nay thủ tục đăng ký doanh nghiệp online đã khá quen thuộc với cộng đồng nên việc thành lập công ty sẽ càng thêm đơn giản nếu các bạn nắm được cách chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty chính xác. Bạn hãy xem các hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Theo quy định Điều 21, 22 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì hồ sơ thành lập công ty phải khai nộp sẽ bao gồm 6 tài liệu như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp lựa chọn

3. Danh sách thành viên công ty / Danh sách cổ đông công ty.

4. Bản sao công chứng CMTND, hộ chiếu của người đăng ký thành lập doanh nghiệp.

5. Danh sách người đại diện theo ủy quyền của người thành lập công ty là pháp nhân, tổ chức.

6. Giấy ủy quyền của Giám đốc cho người đi nộp hồ sơ.

Thông thường hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần sẽ có sự khác nhau cơ bản sau: Đối với hồ sơ thành lập công ty cổ phần thì tài liệu số 2 là Điều lệ công ty cổ phần, tài liệu số 3 là Danh sách cổ đông sáng lập. Còn đối với hồ sơ thành lập công ty TNHH thì tài liệu số 2 là Điều lệ công ty TNHH, tài liệu số 3 là Danh sách thành viên công ty. Việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên chỉ phải cung cấp danh sách thành viên khi công ty TNHH 1 thành viên hoạt động theo mô hình hội đồng thành viên.

Sau khi bạn đã chuẩn bị đủ các biểu mẫu cần có cho việc soạn thảo hồ sơ thành lập công ty mình cần thì bạn bắt tay ngay vào việc chuẩn bị thông tin trước khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, bước này giúp bạn xác định mình nên đăng ký cho công ty những thông tin gì?

Đối với tên công ty: Chuẩn bị tìm một cái tên công ty đúng luật, hay, không bị trùng lặp với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp hiện hành. Khi đặt tên công ty nên lựa chọn tên doanh nghiệp đơn giản,dễ nhớ, gần gũi và gợi nhớ tới dịch vụ, sản phẩm mà công ty mình cung cấp tới khách hàng, ngắn gọn xúc tích, gây ấn tượng mạnh với khách hàng ngay lần đọc đầu tiên thì càng tốt. Như vậy mới dễ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và được nhiều người biết đến.

Đối với địa chỉ trụ sở chính: Chuẩn bị địa chỉ công ty an toàn, được phép đăng ký kinh doanh, không thuộc những nơi bị cấm đặt địa chỉ doanh nghiệp. Không nằm ở khu vực căn hộ chung cư vì ở đó chỉ có chức năng để ở chứ không có chức năng đăng ký kinh doanh. Trừ trường hợp căn hộ nằm ở khu kinh doanh thương mại thì bạn phải xuất trình văn bản chứng minh khu đó được phép đăng ký kinh doanh.

Đối với thông tin mức vốn điều lệ cần đăng ký thành lập công ty. biết được mức vốn tối thiểu, mức vốn tối đa để thành lập công ty là bao nhiêu. Những ngành nghề kinh doanh thông thường thì không giới hạn tối thiểu tối đa mức vốn. Tuy nhiên một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định như kinh doanh bất động sản thì yêu cầu vốn 20 tỷ VNĐ mới được phép đăng ký ngành này.

Đối với ngành nghề kinh doanh đăng ký công ty: Việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp lựa chọn theo Phụ lục I và II Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vingành, nghề chi tiết đã ghi. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết không có trong phụ lục II quyết định số 27 thì, ngành nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Đối với giám đốc công ty: Giám đốc phải đủ điều kiện theo luật doanh nghiệp 2020, nếu là người nước ngoài thì sau khi thành lập công ty phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động. Trường hợp thành lập công ty xong bạn sẽ thực hiện ngay thủ tục đăng ký chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài thì không cần thực hiện thủ tục về giấy phép lao động.

Trên đây là một số tổng hợp nhanh hướng dẫn soạn thảo hồ sơ thành lập công ty. Bạn cần hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ một địa chỉ cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói với mức giá rất cạnh tranh theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0934.345.745

Thu Hà

Tin nổi bật