Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Huế: Bé sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng nhà thờ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Một số người dân đi đường ở TP Huế phát hiện một bé sơ sinh được quấn trong khăn, bỏ rơi trước cổng nhà thờ dưới tiết trời mưa lạnh.

(ĐSPL) - Một số người dân đi đường ở TP Huế phát hiện một bé sơ sinh được quấn trong khăn, bỏ rơi trước cổng nhà thờ dưới tiết trời mưa lạnh.

Tin tức cho biết, khoảng 18h ngày 30/11, một số người dân đi đường bất ngờ phát hiện một bé sơ sinh giới tính là nam, được quấn trong khăn và bỏ lại ngay trước cổng nhà thờ tại địa chỉ số 24/485, đường Chi Lăng, phường Phú Hậu, TP Huế.

Theo những người phát hiện được cháu bé thì bé sơ sinh này chưa đầy tháng tuổi; lúc bế lên để mở khăn ra, nước da vẫn còn đỏ và ngủ rất ngon.

Người dân bế cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi trước nhà thờ.

Nhận được tin báo, lãnh đạo địa phương đã nhanh chóng có mặt tại nhà thờ để nắm thông tin và tìm hiểu sự việc; đồng thời liên hệ với Chi cục Bảo trợ xã hội và Chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên - Huế để có hướng hỗ trợ bé trai bị bỏ rơi này.

Trước mắt, sức khỏe của cháu bé ổn định nên bé được giao cho các xơ của nhà thờ chăm sóc.

Khoản 1, Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi (Nghị định Số: 123/2015/NĐ-CP)

“1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ…”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Tin nổi bật